Từ HCB Toán quốc tế đến GS trường ĐH Florida
Trong gia đình Phạm Hữu Tiệp không có ai theo ngành Toán. Bố anh là một nhà báo, lúc nhỏ học rất giỏi, từng được học bổng nội trú toàn phần để đi học ở trường Quốc học Vinh lúc 13 tuổi và ông có ba bằng đại học từ những năm 1960.
“Có lẽ, tôi được thừa hưởng tinh thần hiếu học và sự say mê đối với công việc của bố mẹ”, anh Tiệp tâm sự, “Mẹ tôi tuy không theo ngành toán, nhưng hồi nhỏ mẹ là người yêu thương và dõi theo từng bước trưởng thành của tôi.
Hạnh phúc lớn nhất hồi đó của tôi là được về nhà thông báo kết quả học tập của mình với mẹ, mẹ vui lắm nên mặc dù hồi đó cuộc sống vất vả nhưng gia đình tôi không bao giờ thiếu tiếng cười”.
Hồi học cấp một, Tiệp sống với mẹ ở Thanh Trì. Hàng tuần đi làm về thăm nhà, bố anh đều không quên mang theo báo “Toán học và Tuổi trẻ” cùng các tạp chí toán học dành cho học sinh thời bấy giờ về cho con trai.
“Nhưng hồi đó chúng tôi không học nhiều như bây giờ đâu. Bố tôi nghiêm lắm, buổi tối nhất định 9 giờ là phải đi ngủ và buổi chiều sau khi học xong là giúp mẹ việc nhà rồi được đi chơi đến giờ ăn cơm”, anh Tiệp nhớ lại.
Sau khi giành HCB Toán quốc tế năm 1979, Phạm Hữu Tiệp theo học Toán lý thuyết ở trường Đại học Tổng hợp Matxcơva. Tốt nghiệp khoa Toán năm 1985, anh trở lại làm nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án Phó Tiến sỹ năm 1989 và bảo vệ luận án Tiến sỹ năm 1991. Tính đến nay, anh đã có hai cuốn sách và hơn 70 công trình khoa học đăng ở các tạp chí lớn chuyên ngành trên thế giới. |
Anh Tiệp có một người cậu dạy Toán ở Đại học Sư phạm và hai người cậu khác là giáo viên cấp ba. Lúc Tiệp chuẩn bị vào lớp một, các cậu cho Tiệp thử làm toán và thấy cháu có vẻ học toán được, thế là các cậu “quyết định” cho Tiệp học “nhảy cóc” lên lớp hai.
Tiệp thích học toán từ nhỏ, còn chuyện vào lớp chuyên toán thì rất tình cờ. Năm hết lớp bảy, đi lao động hè, thầy giáo chủ nhiệm tình cờ nói với Tiệp là sắp có cuộc thi để chọn vào lớp chuyên toán Chu Văn An. Thế là Tiệp cũng đi thi thử sức và đỗ.
Hiện, Phạm Hữu Tiệp là giáo sư khoa toán trường Đại học
Ở Mỹ, việc sắp xếp thời gian làm việc của các giáo sư khá chủ động vì ngoài giờ lên lớp, tiếp sinh viên, tham gia các công việc ở các hội đồng khoa và trường, thời gian còn lại là do mình tự sắp xếp.
Năm 2006, Phạm Hữu Tiệp được bầu vào Faculty Senate (tổ chức đại diện cho giáo sư toàn trường) nên cũng bận bịu nhiều hơn với công việc ở trường.
Anh cho biết: “Gia đình tôi có hai cô con gái, bé gái thứ hai còn nhỏ nên khi tôi làm việc ở nhà, bé cũng ở nhà với bố. Chúng tôi dạy hai con tính tự lập từ nhỏ nên tôi có thể vừa làm việc, vừa trông con nhỏ được. Được tận tay chăm sóc con gái, tôi thật sự cảm thấy hạnh phúc và thông cảm với vợ hơn”.
Khi được hỏi, đã bao giờ cảm thấy chán nản khi suốt ngày “làm toán” không, anh trả lời đầy hóm hỉnh: “Chưa bao giờ, vì tôi làm toán không phải vì tôi phải làm toán”.
Trái tim luôn dành cho quê hương
“Tôi luôn luôn cảm thấy thiếu thời gian vì việc mình muốn làm thì nhiều mà quỹ thời gian thì có hạn. Nhưng chắc chắn tôi sẽ vẫn dành phần lớn thời gian cho việc làm toán rồi. Tôi cũng rất quan tâm và sẽ dành thời gian để tham gia đóng góp vào việc giúp đỡ đào tạo các bạn trẻ Việt
Anh vẫn thường xuyên liên lạc với các đồng nghiệp ở Việt Nam để trao đổi và tiến hành việc xin học bổng cho sinh viên Việt Nam sang làm luận án tiến sỹ tại Đại học Florida, cũng như giới thiệu các em đến các đại học ở Mỹ, nơi có đồng nghiệp của anh làm việc.
Theo anh, sinh viên Việt Nam đang học tập ở khoa Toán Đại học Florida đều được đánh giá rất cao, có những em được mời đi dự hội nghị quốc tế ở Đức, Thụy Sỹ... ngay trong lúc đang làm luận án.
Anh Tiệp rất mừng về thành tích học tập của các em và anh hy vọng sẽ có nhiều sinh viên mới sang học toán hoặc các ngành khác và học tốt ở Đại học
Các tin liên quan:
- Nữ Chủ tịch gốc Việt của Phòng Thương mại Westminster (Mỹ) (04-11-2008)
- Khi nhà khoa học Việt kiều làm giám đốc doanh nghiệp (08-10-2008)
- Người “mắc nợ” quê hương (08-09-2008)
- Chuyện một doanh nhân Việt thành đạt tại Ekaterinburg (26-08-2008)
- Chủ quán Lê Đầy đầy thiện tâm (25-08-2008)
- Người quản lý mạng trầm lặng (19-08-2008)
- Vợ chồng ca sĩ Ái Vân hỗ trợ tiền ăn học cho 4 thủ khoa (14-08-2008)
- Lee’s Sandwiches trở về Việt Nam (12-08-2008)
- GS người Việt đoạt giải thưởng lớn về toán học của Mỹ (07-07-2008)
- Cô gái gốc Việt kể chuyện đời mình (16-06-2008)
Cập nhật 08-08-2007