Nguyễn Cao Hùng - người phát minh kỹ thuật siêu cao rộng tần vô tuyến điện
Sang Mỹ cùng gia đình từ năm 16 tuổi, Nguyễn Cao Hùng sống tại thành phố Santa Ana, nam California. Năm 1981, Hùng tốt nghiệp trung học tại trường Los Amigos High School. Sau đó, anh học đại học tại University of Southern California, Los Angeles (USC) và đã tốt nghiệp bằng Kỹ sư Điện tại USC với hạng danh dự. Năm 1989, sau khi tốt nghiệp bằng Cao học Kỹ sư Điện tại trường Đại học Santa Clara, California, Nguyễn Cao Hùng lại theo học bán thời gian về Cao học Quản trị Thương mại.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Nguyễn Cao Hùng làm cho hãng IBM (International Business Machines Corporation) là một trong những hãng lớn nhất tại nước Mỹ. Tại IBM, anh bắt đầu nghiên cứu và thiết kế những kỹ thuật mới cho Magnetic Recording Storage (Magnetic Disk Drive/Hard Disk Drive) cho máy điện toán.
Năm 1989, anh làm cho hãng Quantum Corporation, một trong những hãng đứng hàng đầu về ngành Magnetic Recording thời kỳ đó. Tại Quantum, anh là người đầu tiên phát minh ra kỹ thuật Partial Response Maximum Likehood (PRML). Trong thời gian này, anh đã được cấp trên 10 bằng phát minh (US patents) và những phát minh này đã đóng góp lớn lao vào sự xây dựng kỹ thuật PRML cho Magnetic Recording Storage cho những máy điện toán trên thế giới. Tại Quantum Corporation, anh đã được tặng giải thưởng cao quý "Inventor of The Year" trong năm 1995. Hiện nay kỹ thuật PRML đã có trong hầu hết các Hard Disk Drives của tất cả những máy điện toán.
Năm 1996, Nguyễn Cao Hùng làm cho hãng NeoMagic Corporation, và được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc (Director/Deputy General Manager) quản trị việc nghiên cứu và sản xuất cho kỹ thuật Optical Storage. Đây là những semiconductor chip cho DVD. Trong khoảng thời gian này, hãng NeoMagic đã trở thành một trong những hãng đi đầu về sự phát minh semiconductor chip cho DVD-Rom và DVD player. Sau 4 năm, nhóm Optical Storagedivision với khoảng 50 nhân viên dưới sự dẫn đầu của anh đã được hãng LSI Logic mua.
Sau khi làm cho hãng LSI Logic một thời gian ngắn, Nguyễn Cao Hùng mở hãng riêng của mình và trở thành Tổng Giám đốc của hãng Blue7 Communications. Hãng Blue7 Communications được thành lập vào mùa Thu năm 2001. Trong những tháng đầu khó khăn, anh Hùng và những người cộng sự đã phải làm việc trong văn phòng tại nhà của anh. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng về kỹ thuật và thị trường, hãng Blue7 quyết định sáng chế và sản xuất semiconductor chip (Integrated Circuits) cho một kỹ thuật mới gọi là: Siêu Cao Rộng Tần Vô Tuyến Điện (Ultra-Wideband Wireless Technology) cho các máy điện toán, vô tuyến truyền hình, và các máy nhỏ di động như máy chụp hình, máy quay phim, MP3 player, PDA, và điện thoại di động. Ultra-Wideband Wireless là kỹ thuật vô tuyến điện (thông tin đi qua không gian mà không cần giây) với tần số cao nhất và rộng nhất (từ 3.1 GHz cho tới 10.7 GHz). Hiện nay chưa có kỹ thuật vô tuyến điện nào có thể đi qua không gian với tần số cao và rộng như vậy. Do đó, kỹ thuật này có thể truyền tin qua không gian rất là nhanh, khoảng chừng 480 Mbps cho tới 1 Gbps. Hiện nay kỹ thuật Ultra-Wideband Wireless là một trong những kỹ thuật đặc biệt và trong tương lai sẽ rất thông dụng trên toàn thế giới.
Vào cuối năm 2002, nhận được tiền đầu tư của người chị gái và người anh rể, anh Hùng quyết định mở rộng hãng và bắt đầu mướn nhân viên làm công việc thiết kế và sản xuất. Ngay sau đó hãng được đầu tư kinh doanh từ những hãng lớn như Mitsubishi và Renesas.
Hãng Blue7 là một trong những hãng đầu tiên trên thế giới đã phát minh ra semiconductor chip (IC) cho kỹ thuật Siêu Cao Rộng Tần Vô Tuyến Điện dùng kỹ thuật mới mẻ và hiện đại gọi là CMOS. Hãng Blue7 sản xuất ra những semiconductor chip và bắt đầu bán ra thị trường cho những hãng lớn ở Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan.
Sau những năm hoạt động thành công trong lĩnh vực thiết kế điện toán, hãng Blue7 Communications đã được một hãng lớn của Mỹ (Sigma Designs) mua vào đầu năm 2006.
Từ khi bắt đầu vào ngành điện tử cho đến nay, anh Nguyễn Cao Hùng đã được chính phủ Mỹ cấp trên 24 bằng phát minh trong những ngành điện tử đặc biệt như: Magnetic Recording Optical Storage, Communication và Wireless (vô tuyến điện).
Năm 2003, anh Nguyễn Cao Hùng kết hôn với chị Nguyễn Vantalie. Hiện anh chị có một bé trai 3 tuổi và một bé gái 1 tuổi. Tuy xa Việt Nam từ nhỏ nhưng trong trái tim anh, hình ảnh quê hương luôn luôn hiện hữu. Bởi vậy mà anh chị đã gây dựng lên một Hội từ thiện tư nhân nhằm giúp đỡ, cứu trợ trẻ mồ côi, tàn tật và những người già không gia đình tại Việt Nam. Ngoài sự giúp đỡ cho những viện mồ côi và chùa chiền tại Việt Nam, hội từ thiện của anh chị Nguyễn Cao Hùng còn giúp đỡ và đóng góp cho những tổ chức y tế chữa bệnh cho các trẻ em bị sứt môi. Hội từ thiện hiện nay đang mở rộng tầm hoạt động sang nhiều lĩnh vực khác trong xã hội. Đó chính là sự hỗ trợ về tinh thần, những đóng góp thiết thực của anh để động viên, chia sẻ cùng đồng bào gặp khó khăn trong nước. Đó cũng chính là nghĩa cử cao đẹp, là tấm lòng của người con xa quê hương.
(Theo Trọng Minh - Vẻ vang dân Việt)
Related news:
- "Gia đình Heritage Việt Nam” ở Berlin (05-01-2009)
- Cô gái trẻ người Việt trong nhóm vận động của ông Obama (26-12-2008)
- Người Việt đứng đầu top các nhà kinh doanh trẻ châu Á (25-12-2008)
- Sinh viên Đan Mạch gốc Việt tốt nghiệp xuất sắc Thạc sỹ Luật tại Copenhagen (23-12-2008)
- Việt kiều trẻ tìm đường về nguồn cội (16-12-2008)
- Hai tài năng bóng đá châu Âu mang dòng máu Việt (15-12-2008)
- Nữ sinh gốc Việt nhận học bổng 200.000 USD (12-12-2008)
- Việt kiều với việc đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới (02-12-2008)
- Nghị lực Việt nơi xứ Lào (17-11-2008)
- Đại hội Hội Phụ Nữ Việt Nam tại Leipzig CHLB Đức (14-11-2008)
Last modified 31-10-2007