Ở Algeria vẫn không nguôi hướng về nguồn cội
Bà vẫn thường kể cho các con của mình nghe về cảnh đẹp, về con người, về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam bằng sự hồi tưởng và bằng tình cảm của người con xa quê với nỗi nhớ quê da diết.
Chúng tôi hỏi đường tới địa chỉ Cité 234 logement No2, Boumaâti, Elharrach, Alger đến thăm gia đình bà Dung vào một ngày đẹp trời. Đón chúng tôi bằng nụ cười hiền hòa, bằng ấm trà Thái Nguyên nóng, xanh ngắt với một giọng nói Việt
Bà Nguyễn Thị Dung có tên Algeria là Ladjal Mizouna, sinh năm 1960 tại thôn Phong Lai, xã Đông Phong, huyện Tiền Hải (Thái Bình). Cái tên Mizouna cũng là tên của một dòng sông hiền hòa ở thành phố cảng
Vào khoảng cuối những năm 1950, mẹ của bà là Trần Thị Mậu, sinh năm 1937 đã kết hôn với ông Ben Aissa Cherifi Merianne, người Algeria, khi đó ông đang ở Việt Nam.
Năm 1964, khi mới vừa tròn 4 tuổi, cô bé Mizouna đã phải rời xa nơi “chôn nhau cắt rốn” theo mẹ sang
Vẫn mang trong mình một nửa dòng máu Việt, với phẩm chất chịu thương, chịu khó và nhân hậu vốn có của người phụ nữ Việt Nam, trải qua biết bao năm tháng vất vả cùng chồng xây dựng kinh tế gia đình và nuôi dạy các con khôn lớn, giờ đây, bà Dung đã có một gia đình hạnh phúc bên chồng và ba người con, một gái và hai trai.
Việt Nam - Algeria trao tặng
Người con gái lớn Ladjal Kenza hay còn gọi là Mai, cái tên rất Việt
Mặc dù đã vào làm việc tại Cty thăm dò và khai thác dầu khí Việt
Thấy chúng tôi hỏi chuyện về Mai, anh Nguyễn Quang Hùng - Trưởng phòng hành chính, phụ trách nhân sự của PVEP nhận xét: “Mai là một nhân viên nhanh nhẹn, thông minh. Cô luôn hoàn thành tốt công việc ở vị trí công tác của mình…”.
Nói về Mai, về thành tích học tập của cô con gái, ông Mohamed- bố Mai rất tự hào và dẫn tôi đi tham quan hàng loạt những giấy khen, bằng khen của cô được treo kín trên các bức tường trong phòng, trong nhà.
Năm 2001, khi Festival thanh niên và sinh viên quốc tế lần thứ 15 được tổ chức tại Algeria, Mai là một trong những cô gái Việt kiều rất nhiệt tình tham gia đội tình nguyện viên hướng dẫn đoàn đại biểu Việt Nam và đã vinh dự được nhận bằng khen vì đã có những đóng góp tích cực cho sự thành công của Festival, do Hội hữu nghị Việt Nam - Algeria trao tặng.
Khi được hỏi về sự nhiệt tình của mình, bằng một giọng Việt rất chuẩn, Mai tâm sự : “Mai yêu con người và đất nước Việt
Người con trai thứ hai Ladjal Sofiane, tên Việt
Theo lời kể của ông Ladjal Mohamed, để luôn nhớ về quê hương Việt Nam yêu dấu, gia đình ông đều đặt tên tiếng Việt cho các con trùng với tên của mỗi chuyên gia bác sỹ người Việt công tác tại Algeria mà gia đình ông biết và rất yêu quý.
Gia đình Ladjal là một trong những gia đình Algeria gốc Việt gắn bó với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tích cực tham gia các hoạt động do Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria tổ chức cho cộng đồng người Việt. Đặc biệt hơn, họ là người rất say sưa học tiếng Việt.
Có một tổ ấm vững chắc, nhìn các con dần trưởng thành và mọi người trong gia đình đều dành một tình cảm đặc biệt về quê hương Việt
Thẳm sâu trong lòng người phụ nữ này vẫn luôn mong muốn đến một ngày không xa, bà sẽ cùng gia đình trở về Việt Nam để tận mắt chứng kiến sự đổi thay và ngắm nhìn vẻ đẹp của quê hương mình, để gặp lại họ hàng và những người thân. Nhìn nụ cười rạng rỡ và nét mặt ngời sáng hạnh phúc với một niềm tin son sắt về quê hương, chúng tôi biết ngày đó sẽ không còn xa nữa.
Tú Quyên (Từ
(Tiền Phong)
Các tin liên quan:
- Võ Đình Tuấn - một trong "100 thiên tài đương đại" (31-10-2007)
- Nguyễn Cao Hùng - người phát minh kỹ thuật siêu cao rộng tần vô tuyến điện (31-10-2007)
- Tommy Trần: 'Quay về là bất ngờ của chính tôi' (30-10-2007)
- Người Việt trong ngành dược ở Mỹ (29-10-2007)
- Một người Việt mở Trường dạy âm nhạc Việt Nam tại Đức (29-10-2007)
- Huỳnh Hùng - đầu bếp giỏi nhất nước Mỹ (05-10-2007)
- Cô gái gốc Việt tặng 15.000 USD cho 3 sinh viên Việt Nam (02-10-2007)
- Người Việt phát minh hệ thống chiếu sáng tự động ôtô (06-09-2007)
- Từ HCB Toán quốc tế đến GS trường ĐH Florida (08-08-2007)
- Hội họa Kết nối - 'phát minh' của một người Việt ở Mỹ (07-08-2007)
Cập nhật 03-06-2008