Khi nhà khoa học Việt kiều làm giám đốc doanh nghiệp
GS. Nguyễn Đăng Hưng trong một buổi họp mặt VK
Từ nhiều năm qua, ông thường xuyên đi đi về về giữa Bỉ và Việt
Nhiều người vẫn cho rằng các nhà khoa học, nhà giáo và văn nghệ sĩ thì ít sâu sát thực tế đời sống thị trường nên thường hay “nghi ngờ” khả năng kinh doanh của họ. “Trên tinh thần đó”, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, chúng tôi xin giới thiệu buổi trò chuyện với GS Hưng về “chuyện làm ăn” của ông và công ty Hưng Việt (số 811/40/50 Nguyễn Duy Trinh, P. Phú Hữu Q9, TP Hồ Chí Minh. Tel: 84-8-7437 288):
P.V: - Trước tiên, GS vui lòng giới thiệu khái quát về công ty Hưng Việt Technology mà ông là người sáng lập và đang điều khiển.
GS Nguyễn Đăng Hưng: - Hưng Việt Technology là một doanh nghiệp tư nhân rất trẻ, mới được 3 năm tuổi, chuyên về vẽ họa đồ với sự hỗ trợ của máy tính, thiết kế sản phẩm, thiết bị phức tạp trên không gian 2 hay 3 chiều, mô phỏng sự vận hành của thiết bi trong quá trình sử dụng, mô hình hóa và tính toán sức bền, sức chịu đựng của cấu trúc phức tạp trong điều kiện tải trọng ngặt nghèo. Đây là ngành chuyên môn của tôi vì tôi đã giảng dạy tại Đại học Liège Bỉ ròng rã 40 năm qua.
- Công ty của GS hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, một lĩnh vực đòi hỏi cao về con người. Ông có thể nói thêm về nhân sự và sản phẩm của Hưng Việt?
dùng để mô hình một cấu trúc 3D
- Hưng Việt Technology bắt đầu từ năm 2005 chỉ có 3 thạc sỹ, kỹ sư là cựu học viên chương trình cao học Bỉ-Việt EMMC (ĐH Bách Khoa). Cho đến nay con số đã lên đến 25 thành viên. Tất cả đều khá trẻ, độ tuổi trung bình dưới 27 tuổi. Phương tiện đang sử dụng là phần mềm thiết kế cao cấp CATIA V5, các phần mềm toán cơ cao cấp SAMCEF, ANSYS, NASTRAN…
100% sản phẩm của Hưng Việt được xuất cảng ra nước ngoài, phần lớn là Châu Âu. Khách hàng thường xuyên của chúng tôi là các hãng chế tạo xe hơi Mercedes, BMW, PORSCH, GM, TATA…, các công ty thiết kết cấu trúc hàng không…
- Việt Nam đã gia nhập WTO gần ba năm, ông nghĩ gì về tiêu chí “Chất lượng chuẩn quốc tế sản phẩm hàm lượng trí tuệ cao”? Ông đánh giá thế nào về tình hình các doanh nghiệp kỹ thuật cao tại Việt
- Có nước nào đề ra chủ trương công nghệ hóa và hiện đại hóa mà không đưa ra tiêu chí như vậy! Chuyện bất hợp lý là ta không đưa ra sớm hơn, nhất là ta không chuẩn bị ngay từ những năm hòa bình vãn hồi tại Việt
Các doanh nghiệp tư nhân hầu hết đều phải tự tổ chức huấn luyện và đào tạo nhân sự cần thiết cho mình. Hiện nay Hưng Việt Technology cũng phải tự gánh chịu việc này. Mong thay, Nhà nước có chính sách hợp lý hỗ trợ xu thế này. Doanh nghiệp nào tổ chức được việc huấn luyện nhân sự bài bản, đóng góp được cho xã hội việc dạy tay nghề về công nghệ cao thì có tài trợ hay ít ra giảm thuế thu nhập. Theo tôi, ta nên quan tâm nhiều hơn đến những doanh nghiệp tư nhân, trung bình hay nhỏ. Chính các doanh nghiệp tư hiện nay mới khai thác hợp lý trí tuệ người Việt
- Trong điều kiện hiện nay trào lưu săn lùng chất xám bùng nổ, ông nghĩ gì với sự cạnh tranh trí tuệ này?
- Theo khảo sát của Chính phủ vừa được công bố, có tới 85% sinh viên tìm được việc làm là do tự học nâng cao trình độ, 55-60% là nhờ vào vốn kiến thức về ngoại ngữ và kỹ năng tin học. Còn sinh viên không tìm được việc làm thì có đến 90% là do thiếu kinh nghiệm, không thể hiện được năng lực khi phỏng vấn xin việc.
Như tôi đã nói ở phần trên, công nghệ cao lại càng đòi hỏi huấn luyện bài bản và thời gian đào tạo bài bản cần thời gian dài hạn. Thế mà doanh nghiệp phải tự mình bỏ vốn ra lo đào tạo mà không có sự hỗ trợ của Nhà nứơc thì cũng thấy thiệt thòi!
Thí dụ trường hợp Hưng Việt Technology chúng tôi, nhân sự chủ chốt phải là những học viên đã tốt nghiệp kỹ sư tại Việt Nam, phải theo học và tốt nghiệp xuất sắc chương trình thạc sỹ chất lượng quốc tế Bỉ & Việt EMMC hay MCMC trong 2 năm, phải đi thực tập kỹ năng sản xuất ít nhất thêm 3 tháng tại Châu Âu… “Vốn đầu tư” này phải bao nhiêu năm mới thu hồi lại?
Là lãnh đạo doanh nghiệp, tôi cũng đã phải trực tiếp đối phó với tình trạng khan hiếm trí tuệ cao cấp hiện nay, với trào lưu săn lùng trí tuệ đang bùng nỗ tại Việt
- Điều khó nhất khi ông tiếp xúc với đối tác là gì?
- Điều khó nhất khi tiếp xúc với các đối tác theo tôi là tạo dựng lòng tin. Lòng tin của những đối tác công nghệ cao lại không những dựa trên uy tín công nghệ và khoa học đã được chứng nghiệm mà còn phải được củng cố thường trực qua giao dịch hằng ngày, tinh thần trách nhiệm trong công việc, chất lượng của sản phẩm sau cùng là việc tôn trọng tuyệt đối kỳ hạn giao hàng.
Tôi có cảm tưởng trong công nghệ cao, sự tín nhiệm của đối tác là cửa ải vô cùng khó khăn, phải vượt qua nhiều thử thách mới có chỗ đứng. Và khi ta trụ được trong giới quí tộc đặc biệt này, những đối tác khác sẽ tìm đến gỏ cửa và rất nhiều cánh sẽ được mở ra…
- Là một doanh nhân trí thức, ông nghĩ về văn hóa doanh nhân?
- Trước khi lấy hưu trí và trở thành doanh nhân tôi là một nhà khoa học, một giáo sư đại học tại Bỉ, một nước rất phát triển. Có lẽ tôi cũng đã là một trí thức vì tôi hằng quan tâm đến thời cuộc, đến xã hội, đến những thăng trầm lịch sử, nhất là lịch sử đất nước tôi - Việt
- Cảm ơn GS đã dành thời gian trao đổi với NVX. Chúc ông thành công.
Anh Minh
(Theo Người Viễn xứ)
Related news:
- Chuyện về hai Việt kiều họ Lâm (07-02-2006)
- Một tấm lòng Việt kiều tha thiết với quê hương (03-02-2006)
- Giáo sư Trần Văn Khê: 'Tôi như chiếc lá được về với cội' (26-01-2006)
- Họa sỹ Vũ Quốc Chính với “Ngày trở về” (17-01-2006)
- Muốn góp phần phát triển công nghệ và y học nước nhà (11-01-2006)
- Một nhà khoa học Việt kiều có nhiều đóng góp cho đất nước (27-12-2005)
- Ringo Le: "Tôi muốn làm phim về giới trẻ Việt Nam" (26-12-2005)
- Thành công trên xứ người: Nữ y sĩ Việt Nam trên đất Nhật (20-12-2005)
- NSND Đặng Thái Sơn luôn tươi mới trong cảm xúc (25-11-2005)
- Ly Sang Joon - “Trong người tôi luôn có dòng máu Việt Nam đang chảy” (23-11-2005)
Last modified 08-10-2008