Bức tranh Bac Giang Radio & Television … nhìn từ bên ngoài
Với xu thế toàn cầu hóa, với tiêu chí đổi mới và hội nhập, Việt
Ghi nhận cụ thể từ một số kiều bào về truyền thông trong nước, ngày nay ngay cả danh xưng (title) của đài phát thanh & truyền hình của tỉnh Bắc Giang (là một trong nhiều báo đài) cũng có sử dụng tiếng Anh, ngôn ngữ thông dụng hàng đầu của toàn thế giới hiện nay. Điều này không thể có được trước thời kỳ đổi mới
Hiện nay, nội dung của một đài địa phương như Bắc Giang liên quan đến tin tức thế giới trở nên “phong phú” hơn. Người dân Bắc Giang (NDBG) có thể biết được diễn biến ở bên ngoài VN. Từ sự kiện phần tử khủng bố đã ám sát cựu Thủ tướng
Về thời sự trong nước, người dân Bắc Giang cũng như nhiều nơi khác trong cả nước, cũng biết được Chính phủ VN luôn luôn khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Như vậy, khác với một số chỉ trích cố hữu từ hải ngoại, Nhà nước CHXHCNVN không bưng bít thông tin.
NDBG cũng biết quyền lợi của sinh viên được vay tiền để học đại học. Sự cập nhật hóa thông tin ở Bắc Giang ngày nay không thua kém ở Hà Nội hay TP HCM.
Và trên trang web của Bắc Giang, tôi đã đọc bài của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói về học đường.
Xin có vài ý về vấn đề này để chúng ta thử so sánh. Ở Mỹ, trẻ em dưới 18 tuổi đều phải đi học, vì đây là luật buộc. Ở nước này, không ai dám phạm luật, kể cả Tổng thống Bush.
Đối với gia đình nghèo có thu nhập thấp (low income), con em họ nếu theo học đại học để lấy cấp bằng (bachelor) hoàn toàn miễn phí và có cả tiền ăn xài mua sách. Chương trình này gọi là Financial Aid của chính phủ Hoa Kỳ dành cho đối tượng có thu nhập thấp.
Sau khi có bằng bachelor, nếu sinh viên muốn học cao hơn, dĩ nhiên phải đủ điểm, sẽ được vay tiền với lãi suất khá thấp, nhưng chắc không bằng Việt Nam hiện nay là 0.5 % dưới 1% …
Nhưng ở Mỹ, thí dụ sinh viên vay tiền để học với lãi suất (rate) là 6 %, nhưng vài năm sau vào lúc ra trường, họ được quyền “consolidate” lại món nợ (tương tợ refinance nhà), nếu lãi suất chung của xã hội xuống thấp, họ có thể được hưởng lãi suất thấp hơn lúc vay nợ, có thể còn ở mức 3 hoặc 2.75 % , nhưng chỉ được consolidate một lần mà thôi.
Liên quan đến câu hỏi của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, qua bản tin Bắc Giang, về khả năng thu nợ, ông kêu gọi nhân dân góp ý.
Người viết bài này tạm có ý kiến, Quốc hội cần có luật bổ sung, “Đối với sinh viên tốt nghiệp có vay nợ chính phủ hay các định chế tài chính tư nhân để học, khi xin việc làm, luật đó buộc các công ty, cơ quan tuyển dụng VN hay ngoại quốc phải khấu trừ thẳng vào lương để chuyển về cho “chủ nợ”. Có thể khấu trừ ở mức 10% trên tổng số lương trong vòng 15 hoặc 30 năm theo điều kiện hợp đồng vay mượn. Cũng xin lưu ý những nhà soạn luật ở QH, tiền sinh viên vay để học, “người cho vay” sẽ trả thẳng cho trường, không qua tay sinh viên.
Và sinh viên phải học đúng số units qui định, bảo đảm thời gian tốt nghiệp đúng kỳ hạn”
Thường, người Việt
Ngoài ra, một số đại học Mỹ còn có chương trình “early entry program”. Có một số sinh viên thuộc vào hàng “thiên tài” bước vào đại học chỉ ở tuổi 12 hoặc 13 tuổi. Dĩ nhiên, các đối tượng này thường được hưởng học bổng toàn phần vì quá “ưu việt”.
Đã đến lúc, mọi người có thể nêu ra câu hỏi với Bộ Giáo dục & Đào tạo, tại sao Việt
Nguyễn Á Độc Lập (California, Hoa Kỳ)
Các tin liên quan:
- Con “đường tắt" để hội nhập (09-01-2009)
- Chỉ những cơ sở làm ăn hợp pháp mới có quyền hoạt động và tồn tại (25-12-2008)
- Cao, người Việt Nam đầu tiên có mặt trong Quốc Hội Hoa Kỳ (10-12-2008)
- Tác động cuộc đảo lộn kinh tế và tiền tệ tại Pháp và Việt Nam (19-11-2008)
- Ảnh hưởng lá phiếu cử tri Việt như thế nào (18-11-2008)
- Ý kiến kiều bào: Cần có bộ môn giảng dạy “Americanology” (11-11-2008)
- Câu Chuyện Thầy Lang: Trung Tâm Chăm Sóc Ban Ngày (09-10-2008)
- Câu chuyện Thầy Lang: Hậu quả của “Hâm Nóng Toàn Cầu” (25-09-2008)
- Câu Chuyện Thầy Lang: Đau Tim, Tức Ngực (12-09-2008)
- Cơ hội và phương hướng hợp tác các doanh nghiệp Việt kiều Châu Âu (12-09-2008)
Cập nhật 31-12-2007