Vận động hành lang là nhu cầu của đổi mới
Quan sát cuộc đình công của các nhà viết kịch bản ở Mỹ gần đây cho ta thấy, đời sống xã hội bao giờ cũng tiến theo những tiến bộ khác, như sự phát triển khoa học công nghệ thông tin (Informatics & Internet) là một điển hình.
Vừa qua tại
Sau một trăm ngày lãn công, có thể đã có cuộc tiếp xúc hành lang (lobby), những nhà viết kịch bản Mỹ bắt đầu bỏ phiếu thuận trở lại làm việc. Họ cũng hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận với Liên hiệp Điện ảnh & Sản xuất Phim truyện (Alliance of Motion Picture & Television Producers) sau ba năm thương thuyết.
Qua sự kiện này, người viết liên tưởng đến những cuộc bãi công ôn hòa đòi tăng lương hay cải thiện điều kiện lao động của công nhân, cũng đã xảy ra ở Việt
Chúng ta, từ giới làm chủ đầu tư và thành phần công nhân lao động ở các hãng xưởng, đều có thể rút ra bài học thương thuyết này. Bởi vì, theo thiển ý của tôi, bản chất của đình công là một hình thức thương thuyết trong khuôn khổ luật pháp.
Khi chúng ta cùng đồng ý với nhau trên căn bản nhận thức chung này (compromise), chúng ta sẽ thấy một nhu cầu khác không thể thiếu. Đó là khoa học “vận động hành lang” (lobby), mà trước đây, trong phần trả lời tuần báo VietWeekly ở California, một vị cựu quan chức cao cấp Việt Nam cũng đã đề cập tới: “Đã đến lúc chúng ta phải coi “hoạt động lobby” như là một khoa học cần nghiên cứu và ứng dụng”.
Cũng trong chiều hướng đó, chúng ta có thể quan sát kinh nghiệm lập pháp ở Mỹ, việc vận động hành lang rất phổ biến và hợp pháp (legal).
Căn cứ vào điều kiện thực tế Việt Nam hiện nay, Nhà nước không có đủ ngân sách để “biên chế” cho mỗi đại biểu Quốc hội một luật sư phụ tá, để hỗ trợ cho tiến trình làm luật hoặc tu chính các bộ luật không còn phù hợp với tiến trình đổi mới và hội nhập. Vì thế, chúng ta cần sớm nghiên cứu và ứng dụng khoa học mới này vì lợi ích “sống và làm việc theo hiến pháp”.
Nguyễn Á Độc Lập (Hoa Kỳ)
Related news:
- Con “đường tắt" để hội nhập (09-01-2009)
- Chỉ những cơ sở làm ăn hợp pháp mới có quyền hoạt động và tồn tại (25-12-2008)
- Cao, người Việt Nam đầu tiên có mặt trong Quốc Hội Hoa Kỳ (10-12-2008)
- Tác động cuộc đảo lộn kinh tế và tiền tệ tại Pháp và Việt Nam (19-11-2008)
- Ảnh hưởng lá phiếu cử tri Việt như thế nào (18-11-2008)
- Ý kiến kiều bào: Cần có bộ môn giảng dạy “Americanology” (11-11-2008)
- Câu Chuyện Thầy Lang: Trung Tâm Chăm Sóc Ban Ngày (09-10-2008)
- Câu chuyện Thầy Lang: Hậu quả của “Hâm Nóng Toàn Cầu” (25-09-2008)
- Câu Chuyện Thầy Lang: Đau Tim, Tức Ngực (12-09-2008)
- Cơ hội và phương hướng hợp tác các doanh nghiệp Việt kiều Châu Âu (12-09-2008)
Last modified 16-04-2008