Công cụ làm việc cá nhân
Trang chủ | Liên hệ | Fonts | Sitemap | Tìm kiếm
Thứ hai, 23/12/2024 5:57

Con “đường tắt" để hội nhập

Càng ngày, càng có nhiều gia đình Việt Nam ở Mỹ bắt đầu nêu ra câu hỏi tại sao cộng đồng người Mỹ gốc Do Thái thành đạt to lớn trên nhiều mặt và họ có ít nhiều "ảnh hưởng" trong chính sách đối ngoại của đất nước này, đặc biệt đối với "Hồ sơ Do Thái".

Dù rằng trong thực tế, người Mỹ gốc Do Thái ít được cảm tình từ đa số người Mỹ bình dân, nhưng đó không phải là mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng họ (1).

Trong khi điểm khác biệt, họ là cộng đồng di dân đến trước người Việt Nam chúng ta. Chỉ có như thế.

Như chúng ta biết, hầu như ứng cử viên Tổng thống nào của Mỹ trong lúc vận động tranh cử cũng bày tỏ kín đáo, gián tiếp hay trực tiếp, về lập trường của họ đối với “Hồ sơ Do Thái”.

Mới đây, cả Tổng thống tân cử Barack Obama và Nghị sĩ Hillary Clinton cũng ghé thăm trụ sở của AIPAC (The American Israel Public Affairs Committee). Trên danh nghĩa, AIPAC (2) là một tổ chức bất vụ lợi như hàng ngàn tổ chức bất vụ lợi khác. Ơ xứ sở này, chỉ cần có vài người là nộp đơn xin phép lập ra một tổ chức hay hội đoàn bất vụ lợi dễ dàng.

Có thể, sau hơn ba thập niên ở Mỹ, có nhiều gia đình Việt Nam bắt đầu chú ý đến mô hình sinh hoạt của người Do Thái.

Vì lẽ đó (?), gần đây ở Quận Cam bỗng dưng có tin đồn rằng, phụ nữ Việt Nam có học bắt đầu có khuynh hướng lấy chồng Mỹ gốc Do Thái với hy vọng cho ra đời một thế hệ “hỗn hợp” với các yếu tố thuận lợi để hòa nhập nhanh chóng vào dòng sinh hoạt chính của nước Mỹ. Bởi vì nếu không đi qua con đường tắt này (shortcut), người Việt ở Mỹ sẽ phải đi “con đường vòng” của vài thế kỷ nữa.

Cũng có ý kiến cho rằng, nếu không thay đổi nếp suy nghĩ, biết đâu hầu hết chúng ta (VN) sẽ đứng mãi bên lề, chỉ làm một công việc duy nhất là - quan sát - dòng sinh hoạt chính của người bản địa, như cộng đồng người Việt ở Thái Lan vậy.

Pat Nguyễn (Hoa Kỳ)

(1) Vài người bạn Mỹ đã từng nói với tôi: "They have been poorly treated in this country, but they don't care". Suy nghĩ này có thể cũng không nhiều, nhưng nếu có cũng chỉ là tâm lý tự nhiên mà thôi.

(2) AIPAC là một "Ủy ban" do người Do Thái lập ra. Ở Mỹ có hàng trăm quy chế về các hoạt động bất vụ lợi (non-profit), nhưng để được hưởng quy chế miễn trừ thuế (Tax ID Exempt), thường những tổ chức được cấp giấy phép phải hoạt động tốt bằng chính phương tiện và ngân sách của mình, rồi nộp đơn cho Sở Thuế Liên bang (IRS). Bởi vì, các doanh nghiệp lớn, nếu có cho tiền, họ cũng xem xét rất kỹ. Thường, họ chỉ cho tổ chức nào có uy tín (good credit) và Tax ID Exempt mà thôi.

 

 


Các tin liên quan:
Tạo bởi ThuLe
Cập nhật 09-01-2009
Tạp chí Quê Hương trên Internet
Kênh thông tin của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
Tổng biên tập Hoàng Bình
Toà soạn: Số 7B Ngõ Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tel: (84-4) 9.33.39.23, 9.33.39.24
Fax: (84-4) 8.25.92.11 - E-mail: info@quehuong.org.vn - quehuong@hn.vnn.vn
Giấy phép 399/GP-BVHTT ngày 26/12/2000 của Bộ Văn hoá - Thông Tin