XXII. Nhà Nguyễn 143 năm (1802-1945), quốc hiệu Việt Nam (từ Minh Mạng là Đại Nam), kinh đô Huế (Thừa Thiên) (phần 2)
(Tiếp theo kỳ trước)
Thời kỳ Pháp đô hộ (1883-1945)
5. Dục Đức (Ưng Chân, 1883, làm vua 3 ngày)
Tự Đức có hàng trǎm vợ nhưng không có con, phải nuôi ba người con các anh mình làm con nuôi: Ưng Chân, Ưng Xuỵ, Ưng Đǎng.
Tự Đức chết, triều thần đưa Ưng Chân lên ngôi vua là Dục Đức. Trước ngày đǎng quang, Dục Đức bàn với 3 vị đại thần phụ chánh là Nguyễn Vǎn Tường, Tôn Thất Thuyết và Trần Tiến Thành sẽ không đọc một đoạn nhận xét về mình trong di chiếu tại lễ lên ngôi. Cả ba vị đều đồng ý. Hôm sau Trần Tiến Thành tuyên đọc đến đoạn đó thì đọc nhỏ đi hầu như không ai nghe rõ. Nguyễn Vǎn Tường, Tôn Thất Thuyết nổi giận, bắt đọc lại, rồi sai quân túc vệ bắt 10 người thân tín của vua.
Hai hôm sau, tại buổi thiết triều, Nguyễn Vǎn Tường tuyên cáo phế truất Dục Đức, đưa Hồng Dật lên ngôi tức là Hiệp Hoà.
Còn Dục Đức bị tống giam và bị đối xử tàn tệ gần một tháng sau thì chết, xác vùi trên một quả đồi, không có quan tài và không cho ai được đưa tang.
Mãi 20 nǎm sau, con trai thứ 7 là vua Thành Thái mới khôi phục đế hiệu cho cha là: "Cung tôn huệ Hoàng đế".
6. Hiệp Hoà (Hồng Dật, 6/1883-11/1883, làm vua được 6 tháng)
Hiệp Hoà tên huý là Hồng Dật, con thứ 29 và là con út của Thiệu Trị, sinh tháng 9 nǎm 1846.
Tháng 6/1883 phế xong Dục Đức, Nguyễn Vǎn Tường và Tôn Thất Thuyết xin ý chỉ của Hoàng thái hậu Từ Dũ đưa Hồng Dật lên ngôi vua, niên hiệu Hiệp Hoà.
Hiệp Hoà lên nối ngôi, Nguyễn Vǎn Tường và Tôn Thất Thuyết cậy công nên thâu tóm mọi quyền hành, không coi vua ra gì. Hiệp Hoà ghét lắm, muốn tước bớt quyền lực của họ. Hiệp Hoà làm vua được 4 tháng thì nhận được mật sớ của Hồng Sâm và Hồng Phi (Tham tri bộ lại, con của Tùng Thiện Vương) xin giết hai quyền thần Nguyễn Vǎn Tường và Tôn Thất Thuyết.
Hiệp Hoà phê vào sớ: "Giao cho Trần Tiến Thành phụng duyệt". Việc bại lộ, Hồng Sâm và Hồng Phi, Trần Tiến Thành đều bị giết chết, còn Hiệp Hoà bị ép uống thuốc độc tự vẫn chết vào ngày 29/11/1883 mới có 38 tuổi.
7. Kiến Phúc (Ưng Đǎng, 1883-1884)
Ưng Đǎng là con nuôi thứ 3 của Tự Đức, sinh ngày 2 tháng Giêng nǎm 1870. Vì Tự Đức không có con, lúc 2 tuổi được sung làm Hoàng thiếu tử, do Học phi Nguyễn Thị Chuyên nuôi dưỡng.
Nguyễn Vǎn Tường và Tôn Thất Thuyết phế Hiệp Hoà cho người đón Ưng Đǎng lập lên làm vua ngày
Kiến Phúc lên ngôi vua, thế lực bà Học phi ngày càng lớn. Phụ chính Nguyễn Vǎn Tường rất muốn tranh thủ cảm tình của bà. Tháng 8/1884, Kiến Phúc bị bệnh đậu mùa, bà Học phi lúc nào cũng ở bên cạnh nhà vua bé bỏng của mình. Thế là Phụ chính Nguyễn Vǎn Tường tối nào cũng vào chầu Hoàng đế và Hoàng mẫu, có khi đến nửa đêm mới về. Trước thái độ quá ân cần có chiều lả lơi của Nguyễn Vǎn Tường với bà mẹ nuôi, Kiến Phúc hết sức khó chịu. Một hôm đang thiu thiu ngủ, nghe được câu chuyện giữa hai người, Kiến Phúc quát: "Khi nào lành bệnh rồi tao sẽ chặt đầu cả ba họ nhà mi". Nguyễn Vǎn Tường nghe được bèn xuống thái y viện lấy thuốc pha chế đưa cho Học phi. Theo lời khuyên của mẹ nuôi, Kiến Phúc đã uống thuốc đó tới sáng hôm sau thì qua đời.
Ngay tối hôm đó tại buổi thiết triều bất thường, Nguyễn Vǎn Tường tuyên cáo Kiến Phúc đã bǎng hà vì bệnh tình biến chuyển đột ngột và đưa em ruột là Ưng Lịch lên nối ngôi.
Kiến Phúc làm vua được 8 tháng thì mất, mới 15 tuổi.
8. Hàm Nghi (Ưng Lịch, 1884-1885)
Sau khi Kiến Phúc bị giết, ngày
Hai bên đang thương lượng, tướng De Courcy doạ sẽ đem quân sang bắt vua. Trước tình thế cǎng thẳng không thể trì hoãn được, đêm
Tại cǎn cứ Tân Sở trên cao nguyên miền Trung, phía Tây giáp Lào, vua Hàm Nghi đã phê chuẩn Chiếu Cần Vương, kêu gọi quân dân cả nước ra sức chống giặc Pháp. Hưởng ứng Chiếu Cần Vương, dân chúng và sĩ phu cả nước liên tiếp đứng lên chống Pháp. Thự dân Pháp dùng kế phản gián bắt được vua Hàm Nghi đưa về Huế ngày
Không mua chuộc nổi, thực dân Pháp đưa vua Hàm Nghi đi an trí tại An-giê. Hàm Nghi sống ở An-giê được 47 nǎm thì mất, thọ 64 tuổi.
9. Đồng Khánh (Ưng Biện, 1885-1888)
Sau khi vua Hàm Nghi bỏ kinh đô Huế chạy ra Quảng Trị, xuống Chiếu Cần Vương chống Pháp, thực dân Pháp bàn với các đại thần cơ mật Nguyễn Hữu Độ và Phan Đình Bình đưa Ưng Xuỵ lên ngôi vua, niên hiệu là Đồng Khánh.
Đồng Khánh tên huý là Ưng Biện, con trưởng của Kiên Thái vương Hồng Cai, mẹ là Bùi Thị, nǎm 1865 lên 2 tuổi, được đưa vào làm con nuôi thứ hai của Tự Đức. Ngày 19/9/1885, dưới sự bảo trợ của Giám quốc người Pháp, Ưng Xuỵ được lên ngôi vua.
Lên ngôi vua, Đồng Khánh biết ơn nước Pháp, đã phong cho De Courcy tước "Bảo hộ quân vương", phong cho Sǎm-pô tước "Bảo hộ công" và tướng Oa-rơ-nô tước "Dực quốc công". Đồng Khánh còn chuyển tới tổng thống Pháp bức điện cảm ơn nước Đại Pháp và hứa sẽ mãi mãi giữ trọn tình giao hảo giữa hai nước.
Đồng Khánh càng thân Pháp bao nhiêu thì phong trào Cần Vương chống Pháp càng lan rộng khắp nơi. Pháp đã phải thừa nhận: "Chưa hề ở xứ nào, thời nào có một ông vua bị thần dân oán ghét như vua bù nhìn Đồng Khánh!"
Song, Đồng Khánh làm vua không được lâu. Ngày
(Xem tiếp kỳ sau)
Cập nhật 25-02-2005