XXII. Nhà Nguyễn 143 năm (1802-1945), quốc hiệu Việt Nam (từ Minh Mạng là Đại Nam), kinh đô Huế (Thừa Thiên) (phần 3)
(Tiếp theo kỳ trước)
Thời kỳ Pháp đô hộ (1883-1945)
10. Thành Thái (Bửu Lân, 1889-1907)
Đống Khánh mất, các con trai còn quá nhỏ. Triều đình Huế vâng chỉ của Nghi Thiên Chương Hoàng hậu (vợ Thiệu Trị) và Lệ Thiên Anh Hoàng hậu (vợ Tự Đức) đón Hoàng tử Bửu Lân (con thứ 7 của Dục Đức) mới 8 tuổi về cung lên làm vua, niên hiệu là Thành Thái.
Thành Thái thông minh, hiếu học, khi 4 tuổi, vua cha là Dục Đức bị phế và chết trong tù, Bửu Lân phải ra sống ở ngoại thành với bà con lao động, đã từng chia sẻ gian khổ với những người nghèo trong cảnh nước mất nhà tan. Vì thế, khi làm vua đến 10 tuổi Thành Thái đã sớm có ý thức về quốc sự. Thành Thái rất thích học các tân thư chữ Hán của Trung Quốc, Nhật Bản. Thành Thái có ý thức tự cường dân tộc và có những dự định cách tân đất nước, song đều bị thực dân Pháp ngǎn chặn.
Thành Thái rất thương dân, thường hay vi hành để được gần dân chúng, để hiểu được sự đau khổ của dân một nước nô lệ.
Khâm sứ Pháp và quần thần
Ngày
Ngày 12/9/1907 thực dân Pháp đưa Thành Thái đi quản thúc ở Cap Saint Jacques, đến nǎm 1916 thì đày ra đảo Réunion cùng với con là Duy Tân.
Thành Thái làm Vua được 18 nǎm, bị phế truất nǎm 28 tuổi. Sau 31 nǎm bị đi đày, nǎm 1947 được trở về Tổ quốc. Ngày
11. Duy Tân (Vĩnh San, 1907-1916)
Phế truất Thành Thái, thực dân Pháp đưa hoàng tử Vĩnh San mới 8 tuổi lên làm vua để dễ bề sai khiến. Nhưng chúng không ngờ Duy Tân còn chống Pháp kiên quyết hơn vua cha.
Có lần Duy Tân ngồi câu cá với thầy học là Nguyễn Hữu Bài. Vua ra vế câu đối:
"Ngồi trên nước không ngǎn được nước, trót buông câu nên lỡ phải lần"
Thầy học Nguyễn Hữu Bài đối lại:
"Nghĩ việc đời mà ngán cho đời, đành nhắm mắt đến đâu hay đó"
Nhà vua buồn rầu nói: "Hoá ra thầy là người bó tay trước số mạng. Theo ý trẫm, sống như thế buồn lắm. Phải có ý chí vượt gian khổ, khó khǎn thì mới sống có ý nghĩa".
Cuối nǎm 1916, Duy Tân đã bí mật gặp hai nhà chí sĩ của Việt Nam quang phục hội (do Phan Bội Châu chủ xướng) là Trần Cao Vân và Thái Phiên bàn mưu khởi nghĩa đánh Pháp. Duy Tân đã chủ động tham gia và quyết định đẩy ngày khởi nghĩa sớm hơn để khỏi lỡ thời cơ. Cuộc khởi nghĩa bị lộ, ngày
Toàn quyền Pháp đích thân gặp và dụ dỗ vua trở về ngai vàng. Duy Tân khẳng khái trả lời: "Các ngài muốn buộc tôi phải làm vua nước Nam thì hãy coi tôi là một ông vua đã trưởng thành và có quyền tự do hành động, nhất là quyền tự so trao đổi thư tín và chính kiến với chính phủ Pháp".
Thuyết phục và mua chuộc mãi không được, thực dân pháp đày Duy Tân sang đảo Réunion. Còn Trần Cao Vân, Thái Phiên, Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu đều bị chém đầu.
Trong chiến tranh thế giới thứ II (1939-1945), Duy Tân tình nguyện gia nhập quân đội "nước Pháp tự do" để chống phát xít, khi đồng minh chiến thắng, ông được giải ngũ với hàm thiếu tá không quân. Tháng 10/1945, Duy Tân chấp thuận đề nghị của tổng thống Pháp De Gaulle trở về Việt Nam nhưng bị tai nạn máy bay mất, thọ 46 tuổi.
12. Khải Định (Bửu Đảo, 1916-1925)
Thực dân Pháp đưa Duy Tân đi đày, lập Hoàng thân Bửu Đảo, con trai của Đồng Khánh lên ngôi vua, niên hiệu là Khải Định.
Khải Định là một ông vua bù nhìn mạt hạng, nên nhân dân Huế đã có ca dao chế giễu:
"Tiếng đồn Khải Định nịnh tây,
Nghề này thì lấy ông này tiên sư"
Ngày 20/5/1922, Khải Định sang Pháp dự Hội chợ thuộc địa Marseille. Để lật tẩy tên vua bù nhìn ôm chân Pháp, ngay ở Pháp những bài báo đanh thép của Nguyễn ái Quốc với vở kịch "Con rồng tre" và bản "Thất điều trần" của Phan Chu Trinh được công bố.
Ngày
13. Bảo Đại (Vĩnh Thụy, 1926-1945)
Khải Định có 12 vợ nhưng không có con, Vĩnh Thuỵ là con của người khác, được Khải Định nhận làm con và đã được đưa sang Pháp đào tạo từ nǎm 10 tuổi. Khải Định chết, toàn quyền Đông Dương đưa Vĩnh Thuỵ lên ngôi vua niên hiệu Bảo Đại nhưng vẫn học ở Pháp. Triều đình do một hội đồng phụ chính điều hành.
Sau 10 nǎm học tập ở "mẫu quốc", ngày
Bảo Đại thích đi sǎn bắn ở cao nguyên trung phần, chơi bời ở Đà Lạt với mỹ nữ.
Do sự xếp đặt của thực dân Pháp, ngày 20/3/1934, Bảo Đại cưới con gái một điền chủ Nam Kỳ, quốc tịch Pháp, theo đạo Thiên Chúa, tên là Mariette Jeanne Nguyễn Thị Hào, tức Nguyễn Hữu Thị Lan lập làm Nam Phương hoàng hậu.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh, cuộc tổng khởi nghĩa 19/8/1945 thắng lợi, đưa tổ quốc ta thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Ngày 30/8/1945, trước 5 vạn nhân dân cố đô Huế tập trung trước cửa Ngọ Môn, Bảo Đại tuyên bố thoái vị, trao ấn kiếm cho đại diện chính quyền cách mạng và tuyên bố "làm công dân một nước tự do còn hơn làm vua một nước nô lệ".
Sau đó công dân Vĩnh Thuỵ được chủ tịch Hồ Chí Minh mời làm cố vấn cho chính phủ lâm thời.
Nǎm 1946 Vĩnh Thuỵ được tham gia phái đoàn chính phủ Việt
(Xem tiếp kỳ sau)
Cập nhật 25-02-2005