Nữ chủ bút đầu tiên của Việt Nam
Lịch sử báo chí quốc ngữ Việt
Sương Nguyệt Ánh đã toan an bài với số phận, không màng tới thế sự nhưng tài năng, nhiệt huyết của bản thân cùng cảnh đời đau thương mà sôi động lại chẳng thể làm bà dửng dưng. Những năm đầu thế kỷ XX khi Phan Bội Châu phát động phong trào Đông Du, bà nhiệt tình hưởng ứng, bán cả đất vườn lấy tiền gửi giúp du học sinh. Phong trào bị đàn áp rồi thất bại, bà vẫn không nản lòng, tiếp tục tìm mọi cách góp sức mình vào công cuộc cứu nước. Năm 1917, bà nhận lời mời của một nhóm chí sĩ ái quốc ra làm chủ bút tờ báo Nữ giới chung xuất bản tại Sài Gòn. Đây là tờ báo đầu tiên của phụ nữ Việt
Sương Nguyệt Ánh thuộc thế hệ nhà thơ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, làm thơ bằng chữ Hán, chữ Nôm và quốc ngữ. Giọng thơ cổ kính nhưng tha thiết, tràn trề nỗi niềm nhân thế trong một sự cảm nhận sâu sắc có phần bi phẫn mà ngang tàng.
Viết về cuộc đời mình, lời thơ của Sương Nguyệt Ánh bao giờ cũng điềm tĩnh nhưng khảng khái và ẩn chứa chút tự hào riêng của một "trang tiết phụ", dẫu gặp cảnh đời éo le, nhân duyên trắc trở, bị cuộc sống xô đẩy và dẫu luôn vươn tới cái mới, cái hiện đại thì vẫn giữ được lòng kiên trinh truyền thống - bản tính đáng quý của phụ nữ Việt từ bao đời nay.
Tình thương, sự hoà đồng và cảm thông, chia sẻ với những người cùng giới, cùng cảnh được thể hiện khá đằm thắm trong thơ Sương Nguyệt Ánh. Năm 1914, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, thực dân Pháp mộ lính Việt
Cỏ rạp thân mềm liễu rũ hoa
Chàng đi bao thuở lại quê nhà
Nửa đêm trăng xế lòng ngao ngán
Chiếc gối quyên gào luỵ nhỏ sa
ải bắc mây giăng che bóng nhạn
Vườn xuân nắng tạc ủ mày nga
Nhớ nhau mất lúc chiêm bao thấy
Nhìn dặm lang quân biết chi là?
Sương Nguyệt Ánh còn nhiều bài thơ chữ Hán và chữ Nôm khác như Thưởng bạch mai, Điếu Khuất Nguyên, Ngày Đoan Dương... Nhìn chung ngôn ngữ và hình tượng thơ chưa có gì quá độc đáo hoặc quá mới mẻ nhưng cái tình thì sâu rộng, nồng nàn, chân thật và sự cảm nhận tinh tế.
Bằng tất cả tài năng tâm huyết suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp chung, Sương Nguyệt Ánh đã để lại tâm trí người Việt
Lan Hương
Các tin liên quan:
- Đặng Văn Ngữ - Một nhân cách, một tài năng lớn (17-10-2007)
- Thái sư Trần Quang Khải (24-09-2007)
- Nguyễn Bá Lân (19-09-2007)
- Thái sư Trần Thủ Độ (13-09-2007)
- Trương Vĩnh Ký (19-08-2007)
- Nguyễn Gia Thiều tác giả Cung oán ngâm khúc (30-07-2007)
- Ngô Thì Sĩ một tài năng và nhân cách cao đẹp (25-07-2007)
- Ưng Bình Thúc Giạ Thị: Một tâm hồn Huế (16-07-2007)
- Đinh Tiên Hoàng (05-07-2007)
- Huỳnh Thúc Kháng và những bước đi gập ghềnh với lịch sử (25-06-2007)
Cập nhật 11-01-2006