Lê Đại Hành (980-1005)
Bức họa vua Lê Đại Hành
Lê Hoàn sinh năm 914 ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá, trong một gia đình nghèo khổ. Lớn lên, Lê Hoàn đi theo Nam Việt vương Ðinh Liễn. Dù chỉ là lính thường nhưng trí dũng khác thường, tính tình phóng khoáng nên được cha con Ðinh Bộ Lĩnh yêu mến. Trong công cuộc đánh dẹp các sứ quân, thống nhất đất nước lập lên cơ nghiệp nhà Ðinh, Lê Hoàn được phong chức Thập Ðạo tướng quân Ðiện tiền đô chỉ huy sứ (tổng chỉ huy quân đội kiêm chỉ huy đội quân cấm vệ) của triều đình Hoa Lư. Lúc này Lê Hoàn tròn 30 tuổi.
Tháng 10 năm Kỷ Mão (979), cha con Ðinh Tiên Hoàng bị Ðỗ Thích giết hại, Ðinh Toàn 6 tuổi lên ngôi vua, Lê Hoàn làm nhiếp chính trong một tình thế đầy khó khăn. Các đại thần Ðinh Ðiền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp nổi loạn nhưng đã bị Lê Hoàn dẹp tan. Ngô Nhật Khánh, phò mã nhà Ðinh bỏ trốn vào Nam rước vua Chămpa cùng hơn nghìn chiến thuyền toan cướp kinh đô Hoa Lư nhưng bị bão đắm hết. Tháng 7 năm Canh Thìn (980) đại quân Tống theo đường thuỷ bộ xâm lược Ðại Cồ Việt. Lê Hoàn lúc này đã lên ngôi hoàng đế tức Lê Ðại Hành, vừa triển khai lực lượng sẵn sàng chiến đấu vừa sai sứ đưa thư cầu hoà. Vua Tống đòi Dương Vân Nga và con là Ðinh Toàn sang chầu. Tình thế bức bách, Lê Hoàn buộc phải cho quân đánh giặc quyết bảo vệ đất nước. Ông đã tái tạo một Bạch Ðằng, sáng tạo một Chi Lăng, thắng lớn trên cả hai mặt trận thuỷ bộ giết tướng giặc Hầu Nhân Bảo, diệt quá nửa quân Tống, buộc vua Tống phải xuống chiếu lui quân.
Ðại thắng năm Tân Tỵ (981) đã mở đầu kỷ nguyên Ðại Việt bách thắng bọn phong kiến phương Bắc.
Không chậm trễ, Lê Hoàn dốc sức chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước. Bên trong Lê Hoàn chống cát cứ, xây dựng cơ sở của nền kinh tế. Ðối với bên ngoài ông thi hành chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo nhưng kiên quyết bảo vệ nền độc lập của đất nước. Ông là vị vua nội trị, ngoại trị đều xuất sắc.
Năm Quý Tỵ (993), nhà Tống sách phong cho vua làm Giao Chỉ quân vương rồi năm Ðinh Dậu (997) là Nam Bình Vương.
Năm Ất Tỵ (1005) vua Ðại Cồ Việt mất, thọ 65 tuổi, làm vua được 24 năm. Theo thông lệ, khi vua mất chưa đặt tên thuỵ thì gọi là Ðại Hành. Trường hợp vua Ðại Cồ Việt lấy Ðại Hành lạm thuỵ hiệu là vì Lê Ngoạ Triều và triều thần không đặt tên thuỵ cho ông.
Các tin liên quan:
- Vị dũng tướng Cần vương Bình Định (16-04-2007)
- Danh tướng Ngô Văn Sở và vua Càn Long (12-04-2007)
- Giản Định Đế (1407-1409) (09-04-2007)
- Hồ Hán Thương (1401-1407) (03-04-2007)
- Lý Thái Tông (1028-1054) (30-03-2007)
- Thái hậu Dương Vân Nga (27-03-2007)
- Lê Trang Tông (1533-1548) (23-03-2007)
- Mạc Đăng Dung (1527 – 1529) (20-03-2007)
- Hưng Ðạo Ðại Vương - Trần Quốc Tuấn (12-03-2007)
- Trần Thánh Tông (1258 – 1278) (02-03-2007)
Cập nhật 26-01-2007