Mạc Đăng Dung (1527 – 1529)
Một người nổi tiếng về văn chương đã thi đậu trạng nguyên dưới thời Trần, làm đến chức Nhập nội hành khiển, Thượng thư môn hạ tả bộc xạ, ông đã từng đi sang Trung Quốc, đối đáp rất thông minh, nhà Nguyên phải nể phục. Ðĩnh Chi sinh ra Dao, làm quan Tư hình viện đại phu. Sao sinh 4 con trai tên là: Ðịch, Thoan, Thú và Viễn, người nào cũng có tài năng và sức khoẻ.
Thành nhà Mạc
Cuối đời nhà Hồ vì bất đắc chí họ đem con em đến hàng giặc Minh rồi ra làm quan cho nhà Minh. Ðến các ông Tung, Bình rồi đến Hịch thì không có ai hiển đạt. Hịch lấy con gái Ðặng Xuân người cùng làng, tên là Ðặng Thị Hiến, sinh được 3 con trai: Mạc Ðăng Dung là trưởng rồi đến Ðốc, và Quyết. Hai em của Ðăng Dung đều làm quan, khi Ðăng Dung lên ngôi vua thì phong cả hai em tước vương.
Ðăng Dung sinh giờ Ngọ ngày Nhâm Tý (23) tháng 11 năm Quý Mão (1483). Thời trẻ Mạc Ðăng Dung có sức khoẻ lại khôi ngô. Từ một thanh niên nghèo, sống bằng nghề đánh cá, Mạc Ðăng Dung đi dự môn thi đấu vật, trúng đô lực sĩ, được sung vào chân túc vệ chuyên cầm dù theo xe vua. Nhưng Ðăng Dung tiến rất nhanh trên đường làm quan.
Năm Tân Mùi (1511) mới 29 tuổi đã được phong tước Vũ Xuyên Bá. Năm Bính Tý (1516), triều đình sai Ðăng Dung làm trấn thủ Sơn Nam, gia phong Phó tướng Tả đô đốc. Trải qua ba đời vua Lê, Ðăng Dung được phong Thái sư Nhân Quốc công rồi đến An Hưng vương. Lợi dụng lúc vua Lê ươn hèn, các quan trong triều tranh giành xâu xé lẫn nhau, Mạc Ðăng Dung âm mưu giành ngôi vua. Tháng 6 năm Ðinh Hợi (1527), Mạc Ðăng Dung từ Cổ Trai lên kinh ép vua Lê nhường ngôi. Lúc này triều Lê đã quá mục nát, mất lòng dân nên số đông hướng về Mạc Ðăng Dung đã ra đón Ðăng Dung về kinh.
Những ngày sau, Ðăng Dung ra ngự ở chính điện, tế trời đất ở đàn Nam Giao, dựng tôn miếu, lấy Hải Dương làm Dương kinh, lập cung điện ở Cổ Trai, truy tôn ông tổ bảy đời. Ông cho lập con trai trưởng là Ðăng Doanh làm Thái tử, phong em trai là Quyết làm Tín vương, truy phong em trai là Ðốc làm Từ vương, cả ba người em gái đều được phong công chúa: em gái lớn tên là Ngọc là Trang Hoa công chúa, thứ đến tên Huệ là Khánh Diệm công chúa và em út Ngọc Di là Tú Hoa công chúa. Cùng với việc phong tước cho con, anh em họ Mạc, vua còn phong tước cho một loạt bầy tôi có công tôn phò.
Về đối ngoại, để tranh thủ nhà Minh, vua Mạc sai sứ mang biểu sang Yên Ninh nói:
Con cháu họ Lê không còn ai thừa tự, cho nên di chúc cho Ðại thần họ Mạc tạm quản việc nước, để yên dân.
Nhà Minh sai người sang dò sét thực hư, Ðăng Dung cùng các bầy tôi khác dùng vàng bạc lo lót những viên tướng biên thuỳ nhà Minh để tranh thủ sự ủng hộ của họ. Vì thế năm Kỷ Sửu (1529) hai anh em Trịnh Ngung và Trịnh Ngang là cựu thần nhà Lê chạy sang cầu viện nhà Minh song không thành. Hai viên quan đó đều chết già trên đất Trung Hoa.
Ðể hoàn thiện việc thiết lập một triều đại mới, Ðăng Dung không những phải chống chọi với phản ứng của đông đảo các cựu thần nhà Lê mang nặng đầu óc trung quân, mà còn phải chọn những người trẻ tuổi gánh vác việc nước. Vì vậy bắt chước các vua Trần, tháng 12 Kỷ Sửu (1529) Mạc Ðăng Dung nhường ngôi cho con là Ðăng Doanh làm vua được 3 năm, lúc này mới 46 tuổi.
Các tin liên quan:
- Nghệ nhân xứ Huế (15-12-2008)
- Người Tây Bắc hiếu khách (28-11-2008)
- Người H’rê ở Ba Tơ (21-11-2008)
- Làm sống lại những mẫu lụa cổ (03-04-2008)
- Lý Nhân Tông – vị vua tài đức (04-03-2008)
- Người Thăng Long trong chiến dịch giải phóng thành Đông Quan (19-02-2008)
- “Ông già Nam Bộ” (07-12-2007)
- Quang Trung và nghệ thuật dụng binh thần tốc, táo bạo (21-11-2007)
- Gian nan là nợ anh hùng phải vay (26-10-2007)
- Người khôi phục nghề gốm Chu Đậu (17-10-2007)
Cập nhật 20-03-2007