Làng thêu Quất Động
Dân làng Quất Động thêu đủ mọi thứ, như cờ, khăn trần, áo cho các quan văn, võ, đồ thờ cúng các vị thần như y môn, câu đối, phướn, trướng. Họ thêu bằng chỉ bộp làm bằng tơ tằm. Làng thêu trở nên nổi tiếng nhưng cũng thăng trầm. Khi thực dân Pháp chiếm nước ta, người làng thêu theo thị hiếu của người Tây như giầy, gối, ôvan trải bàn, khăn ăn, tranh tam đa, tranh phong cảnh, áo kymôno bằng chỉ tơ tằm của làng Triều Khúc. Hàng thêu của làng đẹp hơn, nhanh hơn khi dân buôn người Pháp, ấn Độ mang chỉ Pháp đóng hộp sang Việt
Sau này, dân làng thêu bằng chỉ Trung Quốc , nghề thêu phát triển đến đỉnh cao. Khắp các thôn, xóm, huyện của nhiều tỉnh đến làng thuê thầy về dạy.
Hà Nội giải phóng, nghề thêu Quất Động mới thực sự được dựng lại. Một số cụ được phong nghệ nhân như cụ Bùi Đình Hán, cụ Phạm Viết Tòng. Theo thời gian , số tay kim của làng lên đến hàng trăm, làm nhiều sản phẩm có thu nhập khá cao. Theo dân làng đánh giá, nghề thêu đã làm cho những ngày ba tháng tám dân làng có việc làm lại “ngồi mát ăn bát vàng”. Có điều, người trực tiếp thêu không thể bằng người có vốn đứng ra làm chủ, chính vì vậy mà làng có 600-700 tay kim nhưng đa số chỉ thêu thuê cho người thôn, xã khác. Các cụ trong làng đã có câu lưu truyền từ đời này sang đời khác rằng: “Làm thêu thuê ráo mồ hôi hết tiền”.
Có lẽ sự thăng trầm của làng nghề thêu Quất Động vẫn còn đó, và cái kiếp thêu thuê của bà con trong làng vẫn không dứt được. Hiện nay, khi có chính sách khôi phục làng nghề thì nghề thêu được chú trọng. Mặt khác, nhu cầu về đồ thêu của thị trường lên cao, đặc biệt là nghệ thuật thêu tranh được khách hàng trong và ngoài nước rất ưa thích (như tranh thêu ở Đà Lạt), thì làng thêu Quất Động vẫn có cơ hội bởi còn giữ được nét tài hoa, nghệ thuật thêu tinh xảo của cha ông. Sản phẩm thêu làng Quất Động có chất lượng, hình thức không thua kém các hàng thêu Đà Lạt nhưng không được thị trường, người tiêu dùng biết đến nhiều. Bản thân các hộ gia đình phải tự mày mò tìm kiếm khách hàng, nhờ mối lái chứ chưa có tổ chức hay doanh nghiệp nào tạo đầu ra cho sản phẩm. Chính do khó khăn đó mà 90% người đân trong làng làm nghề thêu nhưng đời sống không mấy khấm khá. Họ vẫn làm ruộng, chăn nuôi. Để nghề không mai một, họ phải kéo nhau lên Hà Nội làm cho các Cty may mặc ngày giáp hạt. Dù vậy, trong thâm tâm, dân Quất Động vẫn muốn giữ lại nghề cổ truyền. Có điều họ còn những băn khoăn: nghề thêu có bảo đảm cuộc sống ấm no cho họ khi chưa có vốn đầu tư và tìm được đầu ra cho sản phẩm của làng nghề.
Chúng tôi ghé thăm gia đình chị Hoàng Thị Khương (38 tuổi), một hộ có tiếng trong nghề thêu. Tranh của gia đình chị thêu rất đẹp, to có, nhỏ có, phong cảnh có, chân dung có. Chị Khương từng ra Hà Nội thêu thuê, nhưng hiện đã về làng và tập hợp hơn chục chị em phụ nữ nhận thêu áo, khăn, tranh. Đã 3 năm nay chị cùng cậu em trai tên Chỉnh liên lạc với các hiệu may ở Hà Nội để thêu trang trí. Anh Chỉnh tạo mẫu, hoa văn, họa tiết cho từng sản phẩm. Công phu là vậy nhưng tiền công cũng chỉ từ 5.000 đ đến 30.000đ/sản phẩm - tính cả tiền chỉ thêu và tiền công thợ.
Hiện trong làng cũng nhiều người thêu tranh giỏi nhưng vì không có vốn và không tìm được đầu ra nên chỉ có thể nhận hàng đặt, còn tự mình thêu một bức để bán rất hiếm, có người bỏ nghề. Anh
Sản phẩm thêu đang được người tiêu dùng ưa chuộng, chất lượng sản phẩm Quất Động đang ngày một nâng cao, đáp ứng thị hiếu. Mong muốn của người dân là làm ra, tự bán được sản phẩm để làm sao xoá đi “kiếp” thêu thuê, tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho bà con, giữ được tiếng thơm cho làng.
HNM
Related news:
- Chợ Bắc Hà (03-04-2007)
- Đôi điều về văn hóa Huế (27-03-2007)
- Hội Lim: Trúc mai sum họp (18-03-2007)
- Tiếng Đàn Môi Mùa Xuân (07-03-2007)
- Triết Lý Trầu Cau (14-02-2007)
- Người Huế Ăn Tết (09-02-2007)
- Những câu ca dao thông minh và hóm hỉnh (31-01-2007)
- Chùa Huyền Không ở Huế (22-01-2007)
- Đất mũi Cà Mau - Ấn tượng nét đẹp văn hóa cộng đồng (12-01-2007)
- Tìm lại điệu hát Dô (29-12-2006)
Last modified 28-02-2007