Tâm linh người Việt trong khói hương ngày Tết
Hương là thơm, chất thơm để cúng dường tam bảo, cúng thần linh nơi chùa, đình, đền, miếu và các bàn thờ gia tiên.
Người ta thường cúng dường như Phật bằng ba thứ hương: Mạt hương (hương bột), Thiêu hương (hương đốt), Đồ hương (hương bôi lên cây nhang). Ngoài những loại hương thông thường, còn những danh hương quý được đem cúng dường nơi Phật đài như: Chiên đàn hương (hương này còn diệt trừ ô trược), Trầm hương, Đâu lâu ba hương (một thứ cỏ bên Thiên Trúc, mùi rất thơm), Tất lực ca hương (một thứ đinh hương ở Thiên Trúc, mùi rất thơm, cũng dùng để ăn, làm thuốc).
Đứng về mặt ý nghĩa, đốt hương nến (nói chung: có lửa khói) là một biểu hiện mong muốn tiếp xúc với thần linh. Vào thời nguyên thuỷ, khi con người đã có tư duy, họ muốn giải thích những hiện tượng tự nhiên và xã hội có liên quan tới cuộc sống thường nhật. Từ sự bế tắc do khả năng nhận thức có hạn nên nảy sinh thần linh. Cư dân của một số tộc người cũng sớm định vị cho thần linh là ở tầng trên. Con người cũng sớm cho rằng thần linh đã trực tiếp chi phối tới nhiều mặt đời sống của chính mình, và họ tìm cách thông linh (giao tiếp với thần).
Không một cách nào có thể giúp con người bay lên trên cao. Chỉ tới khi tìm thấy lửa, dần dần con người nhận thấy, khi đốt lửa, thì bao giờ khói cũng bay lên. Như thế, bằng thực tế phát triển lịch sử xã hội, bằng tri giác đi tới đúc kết, con người sử dụng lửa để giao tiếp với thần. Biết bao lễ hội mang tính cổ truyền bắt nguồn từ thời nguyên thuỷ được diễn ra quanh đống lửa. Những điệu múa trầm hùng, làm rung động cả núi rừng châu Phi của các nam nữ, nhất là khi các bộ phận sinh sôi và nuôi dưỡng được "nhảy múa" mạnh mẽ theo những nhịp nhất định, thì đó là hình ảnh, động tác mà con người muốn thông qua lửa khói để chuyển tải lên tầng trên, nhằm nhắc nhở thần linh: hãy theo sự gợi ý của con người mà thực hiện nhiệm vụ, cho âm dương đối đãi, cây trồng sinh sôi... Đó là chưa kể tới, trong đêm tối, ngọn lửa bập bùng hình bóng của con người, muôn loài cây cỏ lay động như cùng có hồn, dễ hoà nhập và người ta có cảm giác gần gũi hơn với thế giới bên kia.
Hương thắp vừa đạt được ý nguyện tâm linh dâng mùi thơm và chuyển lời cầu khẩn lên các thần, vừa để biểu hiện chính tâm (tâm hướng tới điều thiện). Vì thế người Việt sẽ rất áy náy khi đi lễ mà không có hương đèn. Song, cũng từ rất sớm, người ta đã hiểu cách thắp hương sao cho biểu hiện được tâm nguyện là chính. Người Việt xưa tối kỵ thắp cả bó hương rồi cắm cả lên bàn thờ, vì khói xông ngột ngạt thường gắn với sự ô trọc, thất kính, thiếu văn hoá. Tuỳ theo nhu cầu của việc đi lễ mà có số hương thắp khác nhau. Do tấm lòng thành tín trong sạch dâng lên Phật và Thần, gọi là Tâm hương, biểu hiện trong việc thắp hương là một nén, vì Tâm hương là ngũ hương gồm:
+ Giới hương: do giữ được giới (những điều quy định) mà thơm.
+ Định hương: do từ sự thiền định (tâm không tán loạn, yêu trụ vào đạo lý, thoát khỏi sự ràng buộc của trần thế) mà thơm.
+ Tuệ hương: do từ trí tuệ (sáng suốt, thông hiểu sự và lý, dứt mê lầm…) mà thơm.
+ Giải thoát trì kiến hương: do tự biết mình thành đạo mà thơm.
Nhiều khi chúng sinh đi lễ, đã thắp ba nén hương, đây là một biểu hiện về nguyện cầu sự thay đổi trong xu hướng tốt lành. Tạm hiểu số ba là số lẻ, lẻ thì đông, dẫn tới biến đổi và phát triển.
Cũng có khi số hương được thắp nhiều hơn như theo tám hướng, thập phương, ngũ dinh hay theo vía (7 và 9).
Suy cho cùng hương và lửa là biểu hiện sự sùng kính trong mối giao tiếp với thần linh.
Xuân về dâng nén tâm nhang…
Chẳng biết từ bao giờ, người dân Việt Nam chúng ta xem việc thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ Tết. Nén hương như một chiếc cầu nối thiêng liêng giữa cuộc sống hiện hữu của con người với cõi tâm linh của trời đất.
Mỗi khi Tết đến, Xuân về, người Việt
Ngày Tết đi chùa lễ Phật, hái lộc đầu năm, chúng ta luôn bắt gặp những hình ảnh rất quen thuộc: Những cụ ông, cụ bà, những nam thanh nữ tú tay cầm hương, miệng lâm râm khấn vái cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng, phúc lộc thọ khang ninh... Đây hoàn toàn không phải là hành động mê tín dị đoan, mà là một nét văn hóa đẹp được tồn tại từ rất lâu, đem lại cho người ta một sự thanh thản và bình yên trong tâm hồn.
Nén hương vòng cháy theo chiều kim đồng hồ như chính vòng xoáy nhân sinh của cuộc đời, đó là vòng đời của mỗi con người nơi trần thế. Và tất cả chúng ta, cuối cùng cũng đi đến một mục đích, vươn tới giá trị đích thực của cõi tâm linh, vươn tới những điều: Chân – Thiện – Mỹ của cuộc đời.
Mùa Xuân là mùa có nhiều hội hè, mùa tảo mộ, thanh minh. Ngày Xuân cũng là thời gian họp mặt của những người trong gia đình, cùng nhau đi viếng chùa cầu phúc... Những nén hương được thắp lên và mọi người cảm thấy ấm lòng. Nén hương lúc này không còn là thứ hàng hóa rẻ tiền nữa mà nó đã trở thành một sản phẩm tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Cùng với những phong tục truyền thống khác, nén hương đã góp phần tạo nên và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt
Quế Hương
(tổng hợp)
Các tin liên quan:
- Tết nhớ về tranh Hàng Trống (31-12-2008)
- Tứ quý trong tranh dân gian Đông Hồ (24-12-2008)
- Dải lụa trong hội Dâu (24-12-2008)
- Bánh khúc làng Diềm - Món quà quê đượm tình Quan họ (24-12-2008)
- Không gian xứ Huế (15-12-2008)
- Hội Chen (15-12-2008)
- Tục lệ ăn trầu - nét văn hóa dân tộc (12-12-2008)
- Chốn quê (09-12-2008)
- Gốm Cậy (08-10-2008)
- Làng gốm ven Sông Cầu (01-10-2008)
Cập nhật 04-02-2008