Thời đại Hùng Vương
Khảo cổ học (phương pháp cácbon phóng xạ C14…) và sử học đã chứng minh thời đại Hùng Vương có thật chứ không phải là truyền thuyết (con số 18 vua Hùng đời Hồng Bàng chỉ là tượng trưng).
Cư dân trồng rau củ, nhất là lúa (ưu thế giống nếp); dùng lưỡi cày bằng đồng, nuôi gà, lợn, chó, trâu, bò.
Săn bắn và đánh cá là thứ yếu.
Nghề đúc đồng: kỹ thuật nhảy vọt trong giai đoạn Đồng Đậu, tiến lên đỉnh cao trong giai đoạn Đông Sơn: tháp, trống đồng. Trong văn hoá Đông Sơn, đã xuất hiện kỹ thuật rèn và đúc sắt.
Gốm thịnh vượng nhưng chưa có sành sứ.
Nghề mộc: nhà sàn mái cong, quan tài hình thuyền, hộp gỗ sơn…
Đan lát nhiều kiểu.
Mặc: dệt, yếm và váy thêu hoa.
Ăn: bánh chưng, bánh giầy, mắm, rượu, trầu cau…
Đời sống tinh thần: nhạc (trống đồng, trống da, khèn, cồng, chuông, lục lạc), hát, múa có nhiều huyền thoại, biết chạm, vẽ, khắc, nặn, xăm mình.
Tín ngưỡng vật linh, thờ thần Mặt trời và các thần tự nhiên khác, lễ nghi phồn thực.
Chính trị: phân hoá giàu nghèo dẫn đến phân tầng xã hội (tầng lớp lạc hầu, lạc tướng), do đó một hình thái phôi thai của Nhà nước Văn Lang ra đời. Nhà nước Âu Lạc kế tục với An Dương Vương.
Related news:
- Lễ tục tiêu biểu của đám cưới Việt Nam (30-11-2006)
- Cờ người (20-11-2006)
- Đàn T’rưng (10-11-2006)
- Các trò chơi con trẻ (30-10-2006)
- Hát xẩm (09-10-2006)
- Tứ pháp (Phật giáo) (26-09-2006)
- Tha phương cầu thực (07-09-2006)
- Tết Trung thu (06-09-2006)
- Gia tộc (28-08-2006)
- Văn minh sông Hồng (18-08-2006)
Last modified 05-09-2008