Kẻ tám lạng người nửa cân
Muốn hiểu được cặn kẽ thành ngữ này chúng ta phải quay về với xuất xứ của nó. ''Cân” và “lạng” ở đây không phải là cân tây'' (kilôgam) và ''lạng tây'' (100 gam) mà là ''cân ta'' và “lạng ta''.
Ngày xưa khi cân đo những thứ kim loại quý hay các vị thuốc bắc người ta dùng một loại cân cũ gọi là cân ta. Theo quy ước chung, khi cân đo bằng loại cân này, thì một cân bằng mười sáu lạng tương đương với 0,605 kilôgam, và một lạng bằng một phần mười sáu cân tương đương với 37,8 gram. Vậy là nếu cân bằng cân ta thì tám lạng đúng bằng nửa cân và nửa cân cũng chính là tám lạng!
Thành ngữ này trong tiếng Việt thường chỉ sự so sánh tương đương lực lượng giữa hai phe, hai đấu thủ trong một cuộc tranh đấu được thua nào đó. Có khi nó là sự nhận xét về mức độ tương đương của một sự việc, hành động hay tính chất nào đó của hai bên:
“Một bên chế trước, một bên giễu lại. Thật là kẻ tám lạng người nửa cân'' (Con đường vô
Các tin liên quan:
- Nhạt phấn phai hương (07-01-2009)
- Tức nước vỡ bờ (07-01-2009)
- Ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng (16-12-2008)
- Chờ được mạ, má đã sưng (16-12-2008)
- Chim sa cá lặn (16-12-2008)
- Sống để dạ chết mang theo (09-12-2008)
- Dở dở ương ương (17-11-2008)
- Bóc ngắn cắn dài (17-11-2008)
- "Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào” (06-10-2008)
- Chạy như cờ lông công (25-09-2008)
Cập nhật 21-09-2005