Làng phường
Nền văn hoá Việt Nam được tạo trên cơ sở của nền văn minh nông nghiệp. Cuộc sống của người Việt Nam gắn bó mật thiết với xóm làng, quê hương. Làng có nhiều tên gọi khác nhau trong ngôn ngữ của mỗi dân tộc (kẻ chạ, làng trong tiếng Việt; chiềng trong tiếng Tày - Thái; bản trong tiếng Mường; buôn play trong tiếng của một số dân tộc Tây Nguyên...).
Nông thôn Việt Nam có nhiều loại làng. Nếu dựa vào thế đất để phân loại thì có làng ven biển, làng trên đảo, làng đất trũng, làng trong đồng, làng ngoài đê... (ở miền Bắc). Làng trên vùng duyên hải, làng trên vùng phù sa nước ngọt sông Tiền, sông Hậu, làng trên vùng thấp ngập nước... (ở miền Nam). Nếu dựa vào nghề nghiệp để phân loại lại có làng thuần nông, làng thủ công, làng bán nông bán công, làng bán nông bán thương, làng vạn chài, làng rèn, làng gốm...
Ở Việt Nam, làng, phường là một tổ chức chặt chẽ về mặt xã hội. Làng, phường có lệ riêng (hương ước, phường ước). Những người sống trong cộng đồng của làng, phường thường thờ chung một thành hoàng, họ gắn bó mật thiết với nhau trong một quan hệ dòng họ, xóm làng hay nghề nghiệp... Chính vậy, những tập tục, tín ngưỡng, lễ nghi mỗi làng có sắc thái riêng.
Trong ký ức của mỗi người Việt Nam có lẽ không bao giờ phai mờ hình ảnh cây đa, giếng nước, mái đình, con sông, bến đò, cánh đồng cò bay thẳng cánh. Hình ảnh những ngày hội làng giữa sân đình, cờ xí rợp trời cùng tiếng trống, chiêng rộn rã đã trở thành một phần của tình yêu quê hương đất nước của người Việt Nam.
Các tin liên quan:
- Nghề đánh cá (22-09-2008)
- Một số phương tiện giao thông của người xưa (15-09-2008)
- Thời đại Hùng Vương (05-09-2008)
- Đồng cốt (28-08-2008)
- Tết của người Mường (18-07-2008)
- Tết của người Thái (15-07-2008)
- Tết của Người H'mong (03-07-2008)
- Tập tục sống và ăn tết của người PuPéo – Hà Giang (20-06-2008)
- Tết của người Thổ (06-06-2008)
- Tục gõ sạp đón khách của người Thái (Yên Bái) (26-05-2008)
Cập nhật 10-10-2005