Thi cử
Bình văn (Ngày hội). Năm nào có kỳ thi hương, những bài văn hay được chọn và bình tại đình làng hoặc ở văn từ, văn chỉ (ở Thăng Long, bình văn ở Văn Miếu) vào ngày rằm hàng tháng; môn sinh vùng lân cận đến đông đủ. Người ngoài cũng có thể dự nghe nhưng phải ăn mặc nghiêm chỉnh; khăn xếp, áo the. Các buổi bình văn gần sát kỳ thi còn mời các thầy ở trường lân cận và các vị khoa bảng các địa phương, có khi có cả quan huyện, quan tỉnh về dự. Sau một hồi ba tiếng trrống, một người có giọng tốt lên nhận bài văn được các thầy duyệt phê khảo, phúc khảo. Người đọc tay cầm bút, tay cầm quyển với giọng vừa trong vừa rõ, gãy gọn, đọc hết đoạn nọ đến đoạn kia, lúc lên giọng bổng, lúc xuống giọng trầm. Người dự nghe ghi chép những câu, đoạn hay.
Hội đồng môn
Hội những người cùng học một thầy đồ. Nhiều cụ đồ dạy chữ Hán trước đây ở các làng xóm thường không lấy tiền học của học sinh. Có xã có quỹ để bồi dưỡng các thầy đồ. Hội đồng môn nhớ những ngày giỗ ở gia đình thầy mà chung nhau đóng góp. Có hội thấy thầy nghèo quá mà học sinh có người thành đạt, đã cùng nhau mua ruộng, làm nhà ngói biếu thầy cũ của mình.
Các tin liên quan:
- Tranh Hàng Trống (31-12-2008)
- Chợ quê (30-12-2008)
- Ẩm thực dân gian (30-12-2008)
- Kiến trúc và nhà ở (16-12-2008)
- Chợ vùng cao (16-12-2008)
- Hò và ví (16-12-2008)
- Các trò chơi con trẻ (15-12-2008)
- Hội mùa Thu (08-12-2008)
- Trang sức của phụ nữ Việt cổ (06-10-2008)
- Kiến trúc và nhà ở (29-09-2008)
Cập nhật 11-11-2005