Đàn đá
Nhạc khí tự thân vang, thuộc loại xylophone, metallophone. Mỗi nhạc cụ là một bộ gồm nhiều thanh đá hợp thành. Mỗi thanh đá có kích thước và hình dáng khác nhau, được chế tác bằng phương pháp ghè đẽo thô sơ. Vật liệu để làm đàn là những loại đá sẵn có ở vùng núi Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
Căn cứ vào bộ đàn tìm được ở di chỉ khảo cổ học Bình Đa (Đồng Nai) được biết rằng việc chế tác những thanh đá này đã xuất hiện từ trên dưới 3000 năm trước.
Cho tới những năm đầu thập kỷ 90 đã tìm được gần 200 thanh đàn đá rải rác ở các tỉnh Đắk Lắk, Khánh Hoà, Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Phú Yên. Số lượng thanh ở mỗi tập hợp được phát hiện là 3-15. Bộ đầu tiên tìm được tại Ndut Lieng Krak (Đắk Lắk) vào năm 1949 hiện được bảo quản tại Viện bảo tàng “Con người” ở Paris. Nhiều bộ khác đang được bảo quản tại Việt
Một số tộc ở Tây Nguyên coi những thanh đá được phát hiện như những vật thiêng liêng và gìn giữ như của gia bảo. Có tộc dùng chúng trong những lễ hội lớn để cúng thần, có tộc lại dùng làm đàn đá giữ rẫy.
Các tin liên quan:
- Nghề đánh cá (22-09-2008)
- Một số phương tiện giao thông của người xưa (15-09-2008)
- Thời đại Hùng Vương (05-09-2008)
- Đồng cốt (28-08-2008)
- Tết của người Mường (18-07-2008)
- Tết của người Thái (15-07-2008)
- Tết của Người H'mong (03-07-2008)
- Tập tục sống và ăn tết của người PuPéo – Hà Giang (20-06-2008)
- Tết của người Thổ (06-06-2008)
- Tục gõ sạp đón khách của người Thái (Yên Bái) (26-05-2008)
Cập nhật 27-04-2006