Ăn Tết lại
Đây là một biểu tượng văn hóa được kết lại từ hiện tượng có thực xảy ra cách đây trên hai thế kỷ: sự kiện vua Quang Trung cho quân tướng của mình ăn Tết Kỷ Dậu (1789) trước khi mở trận đánh giải phóng kinh thành, và sự kiện dân thành Thăng Long tản cư chạy loạn giặc Thanh, sau đó trở lại kinh thành, ổn định cuộc sống, tổ chức ăn mừng kinh đô giải phóng. Theo Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái, trước khi tiến đánh vào giải phóng Thăng Long, vua Quang Trung đã mở tiệc khao quân ở đền Tam Điệp. Hôm đó là ngày 30 Tết (
Lại nói, trước đó, dân thành Thăng Long đã chuẩn bị ăn Tết với đầy đủ các thứ vật phẩm. Nhưng do phải chạy giặc Thanh, họ chỉ đem được rất ít, còn bánh chưng, phần lớn phải vứt xuống ao. Khi kinh thành được giải phóng, họ trở về và thử vớt bánh lên, thấy vẫn còn thơm ngon. Thì ra, tiết trời lạnh, nước ao lạnh nên bánh không bị hư hỏng. Dân chúng cảm tạ thần linh đã giúp vua Quang Trung giải phóng kinh đô, cho họ được mở tiệc ăn Tết tại nhà.
Từ đó, ở nhiều nơi, nhiều nhà giữ lại cách thức ngâm bánh chưng xuống ao, xuống giếng nước, sau vớt lên “ăn Tết lại”. Hoặc tiện hơn là gói đợt bánh khác để ăn tới tận rằm tháng giêng, có khi tới tận cuối tháng giêng, gọi là tục “ăn Tết lại”.
Đó là một sinh hoạt văn hóa, một hành động tưởng niệm người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, người cho quân ăn Tết Kỷ Dậu trước khi chiến đấu giải phóng kinh đô và “ăn Tết lại” sau ngày đại thắng. Và đây cũng trở thành một nét nhân hậu, có trước có sau của tính cách người dân Việt đối với những người thân ở xa.
Các tin liên quan:
- Các hình thức lễ (10-01-2008)
- Văn học dân gian (03-01-2008)
- Văn học dân gian (25-12-2007)
- Sân khấu dân gian Việt Nam (27-11-2007)
- Hát Trống Quân (16-11-2007)
- Nghề đánh cá (08-11-2007)
- Hội làng (31-10-2007)
- Danh nhân lịch sử và văn hoá Việt Nam (23-10-2007)
- Phương tiện giao thông (15-10-2007)
- Lễ hội (21-09-2007)
Cập nhật 15-03-2007