Chợ vùng cao
Vùng cao – vùng đất có nhiều đồi, núi cao - thường là nơi sinh sống của những dân tộc ít người. Chợ ở những vùng này thường họp theo phiên. Người đi chợ mặc những bộ trang phục đẹp, hăm hở trèo đèo, leo dốc, lội suối, đi cả ngày đường, có khi mấy ngày. Họ đến chợ bằng ngựa hoặc bằng chính đôi chân của mình. Hiện nay, ở một số nơi có điều kiện, họ có thể đến chợ bằng nhiều phương tiện khác.
Chợ ở những vùng này, ngoài sản vật địa phương còn có nhiều hàng hoá khác như dầu, muối, cá khô, vải, giấy... từ dưới xuôi mang đến, từ các địa phương khác mang về. Chính vì vậy mà chợ phiên ở đây từ lâu đã là nhu cầu giao lưu kinh tế của vùng.
Chợ họp thường chỉ một ngày, nhưng nhiều người đến chợ từ chiều hôm trước để gặp bạn, múa hát, thổi kèn, thổi sáo, vui chơi cùng bạn bè. Họ hát múa từ chiều tới tối khuya có khi suốt đêm. Vui nhất là những thanh niên nam nữ. Họ đến chợ là đến nơi hò hẹn tìm hiểu, kết bạn... Chính vì vậy mà chợ ở đây không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hoá của cộng đồng.
Related news:
- Tranh Hàng Trống (31-12-2008)
- Chợ quê (30-12-2008)
- Ẩm thực dân gian (30-12-2008)
- Kiến trúc và nhà ở (16-12-2008)
- Hò và ví (16-12-2008)
- Các trò chơi con trẻ (15-12-2008)
- Hội mùa Thu (08-12-2008)
- Trang sức của phụ nữ Việt cổ (06-10-2008)
- Kiến trúc và nhà ở (29-09-2008)
- Nghề đánh cá (22-09-2008)
Last modified 16-12-2008