Tết nhớ về tranh Hàng Trống
Tôi từng trò chuyện cùng ông ở phố cổ Hội An. Chiều cuối năm về quê mẹ, gặp tranh Cá chép trông trăng trên bức tường đã cũ, chợt trông tranh tôi bỗng nhớ người...
Sinh ra trong một gia đình có 7 anh chị em, ông Lê Đình Nghiên thuộc thế hệ thứ ba trong một gia đình có truyền thống nghề tranh ở làng Bình Vọng (Thường Tín, Hà Tây). Ông vào nghề từ thời thơ ấu, chuyên hòa màu mài mực cho bố vẽ tranh. Làng quê xa khuất trong ông do trước đó, ông nội và bố đã ra lập nghiệp tại phố Hàng Trống, Hà Nội ngót trăm năm. Nhiều đời, đông anh em con cháu nhưng rồi chỉ mỗi mình ông còn đeo đuổi nếp nghề. Việc ông theo lời mời ra Hội An cũng không ngoài nếp ấy, làm sao tranh Hàng Trống không tuyệt tích trong thiên hạ là sứ mệnh "xuyên qua hai thế kỷ" của ông. . . .
Cũng như tranh Đông Hồ và tranh Kim Hoàng, tranh Hàng Trống là kỹ thuật và nghệ thuật cha truyền con nối. Mỗi sản phẩm là kết tinh của cả một quy trình công nghệ cổ truyền, qua nhiều công đoạn tỉ mẩn, uyển chuyển, khó khăn. Nếu như các công đoạn của tranh Đông Hồ hầu hết phải qua 3 khâu: vẽ mẫu, khắc ván và in thì tranh Hàng Trống - ngoài các bước nêu trên - còn có thêm công đoạn tô màu bằng tay còn gọi "vờn màu". Tại Hội An, trước nhiều ống kính trong và ngoài nước, ông Nghiên từng "vờn" như thế. Bàn tay đảo phải ngoặc trái, ánh mắt tựa thôi miên, nét cọ như có thần, thoắt giấy trắng hiện hình "Cá chép trông trăng". Ngay lúc ấy, thiếu thời tôi cũng thoắt hiện hình. Quên sao được, cũng bức tranh này, ba tôi từng sai tôi phủi... bụi, ghim lên vách phên nhà mỗi khi Tết đến.
Đặng Ngọc Khoa - Thanh Nien Online
Related news:
- Tứ quý trong tranh dân gian Đông Hồ (24-12-2008)
- Dải lụa trong hội Dâu (24-12-2008)
- Bánh khúc làng Diềm - Món quà quê đượm tình Quan họ (24-12-2008)
- Không gian xứ Huế (15-12-2008)
- Hội Chen (15-12-2008)
- Tục lệ ăn trầu - nét văn hóa dân tộc (12-12-2008)
- Chốn quê (09-12-2008)
- Gốm Cậy (08-10-2008)
- Làng gốm ven Sông Cầu (01-10-2008)
- Làng gốm Bát Tràng (24-09-2008)
Last modified 31-12-2008