Hồn xiêu phách lạc
Hồn và phách (cũng gọi là vía) theo quan niệm dân gian, là phần tinh thần, phần linh hồn của con người ta đối với thể xác. Hồn và phách luôn tồn tại cùng thể xác khi người ta còn sống. Khi người ta chết thì hồn bay lên không, phách nặng, phụ thuộc vào phần hình của con người, thì tiêu xuống cõi âm.
Với ý nghĩa như vậy, hồn và phách luôn là một nửa của sinh mạng con người. Trong tiếng Việt thành ngữ hồn xiêu phách lạc biểu thị cái ý “mất hết tinh thần và sinh lực do sự sợ hãi”.
Thành ngữ đang xét có rất nhiều biến thể: hồn xiêu phách rụng, hồn kinh phách lạc, hồn kinh phách rời, hồn rơi phách lạc, hồn tan phách rời, hồn bay phách rụng.
Trong thơ văn, các biến thể trên thường được dùng ở dạng đảo lại trật tự kiểu như hồn lạc phách xiêu, phách lạc hồn kinh, lạc phách xiêu hồn.
Ngoài các biến thể trên, thành ngữ hồn xiêu phách lạc còn có hai thành ngữ đồng nghĩa là kinh hồn bạt vía và hồn vía lên mây.
Các tin liên quan:
- Đèo heo hút gió (09-04-2008)
- Ăn cháo đái bát (31-03-2008)
- Chân nam đá chân chiêu (21-03-2008)
- Bóc ngắn cắn dài (13-03-2008)
- Có công mài sắt có ngày nên kim (05-03-2008)
- Lá lành đùm lá rách (26-02-2008)
- Cõng rắn cắn gà nhà (18-02-2008)
- Được voi đòi tiên (24-01-2008)
- Ăn vóc học hay (15-01-2008)
- Vụng chèo khéo chống (04-01-2008)
Cập nhật 28-04-2006