Bóng chim tăm cá
Trong văn học cổ, chim, cá, bướm, ong... là hình tượng để chỉ người đưa thư, những sứ giả của tin tức. Theo Hán thư, người ta có thể buộc phong thư vào chân con chim nhạn để cho chim bay chuyển đến nơi cần gửi. Sách cổ (cổ thư) còn ghi lại rằng khách từ phương xa đến để lại đôi cá chép, mổ ra thấy có lá thư trong bụng. Vì thế, bóng chim tăm cá dùng để chỉ tin tức thư từ:
Nghĩ điều trời thẳm vực sâu
Bóng chim tăm cá biết đâu mà tìm
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Cũng để chỉ ý này, văn học cổ còn có nhiều cách nói khác nữa. Ví dụ: sứ hồng (sứ giả chim hồng), sứ điệp tin ong (con bướm là sứ giả truyền tin, con ong làm mối lái đưa tin của chúa xuân muôn loài), tin nhạn (tin do chim nhạn mang lại), tin mai (tin gửi kèm theo cành mai)...
Các tin liên quan:
- Nhạt phấn phai hương (07-01-2009)
- Tức nước vỡ bờ (07-01-2009)
- Ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng (16-12-2008)
- Chờ được mạ, má đã sưng (16-12-2008)
- Chim sa cá lặn (16-12-2008)
- Sống để dạ chết mang theo (09-12-2008)
- Dở dở ương ương (17-11-2008)
- Bóc ngắn cắn dài (17-11-2008)
- "Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào” (06-10-2008)
- Chạy như cờ lông công (25-09-2008)
Tạo bởi
admin
Cập nhật 30-05-2007
Cập nhật 30-05-2007