Ba chìm bảy nổi
Sở dĩ có được nghĩa này là do chúng được cấu tạo bằng cách đan xen hai tổ hợp ba bảy và chìm nổi.
Chìm và nổi là hai động từ trái nghĩa nhau “chuyển từ mặt nước xuống dưới sâu” (chìm) và “chuyển từ dưới sâu lên trên mặt nước” (nổi). Từ chỗ biểu thị tính liên tục của hành động hết chìm lại nổi... tổ hợp dùng để chỉ sự gian truân, vất vả của một người nào đó, vừa qua khỏi điều không may này, lại gặp phải sự éo le trắc trở khác: Cuộc đời chìm nổi. Ba và bảy là hai số đếm. Khi tham gia tổ hợp, chúng biểu tượng số lượng không phải một, cũng không phải ba hay bảy cụ thể, mà là nhiều: Có ba bảy cách làm; Thương anh ba bảy đường thương... Khi dùng đan xen vào các tổ hợp khác, ba bảy thường được tách ra theo kiểu như ba lo bảy liệu (lo liệu nhiều), ba lần bảy lượt (nhiều lần), ba dây bảy mối (nhiều nỗi lo)...
Ba chìm bảy nổi còn có thể nói thành bảy nổi ba chìm hoặc là ba chìm bảy nổi chín (sáu) lênh đênh.
Các tin liên quan:
- Thành ngữ "Cạn tàu ráo máng" (18-09-2008)
- Ăn ốc nói mò (11-09-2008)
- Cà cuống chết đến đít còn cay (26-08-2008)
- Cái tổ con chuồn chuồn (15-07-2008)
- Bợm già mắc bẫy cò ke (23-06-2008)
- Bá Nha - (Chung) Tử Kỳ (09-06-2008)
- Bầu dục chấm mắm cáy (27-05-2008)
- Áo vải, cờ đào (13-05-2008)
- Áo gấm đi đêm (29-04-2008)
- Con cà con kê (21-04-2008)
Cập nhật 21-09-2007