Bầu dục chấm mắm cáy
Bầu dục chấm mắm cáy
hay
Dùi đục chấm mắm cáy
Trong cuốn "Thành ngữ tiếng Việt" (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội - 1978), Nguyễn Lực và Lương Văn Đang đã thu thập cả hai dạng thành ngữ này và giải thích với cùng một nghĩa là "không phù hợp, thô bạo, thiếu tế nhị" (trang 57).
Trong thực tế giao tiếp hàng ngày, người ta thường nói "dùi đục chấm mắm cáy" hơn là "bầu dục chấm mắm cáy". Tuy vậy "bầu dục chấm mắm cáy" lại là dạng ban đầu, dạng khởi thủy; còn "dùi đục chấm mắm cáy" chỉ là biến thể do đọc chệch "bầu dục" ra "dùi đục" mà thành.
Nghĩa của thành ngữ "bầu dục chấm mắm cáy" hình thành trên cơ sở của độ chênh, hay tính không tương hợp giữa thức ăn và gia vị. Bầu dục là món ăn ngon và hiếm. Chẳng thế mà trong kho thành ngữ, tục ngữ của ta còn câu "bầu dục đâu đến hàng thứ tám!". Vậy mà cái "không đến hàng thứ tám" ấy lại đem chấm với mắm cáy, một thứ mắm xoàng nhất; có thể nói là mạt hạng, trong các loại mắm ở vùng biển! Bầu dục, nếu ăn đúng cách là phải chấm với chanh, hay nước gừng. Còn mắm cáy thì chỉ dùng để ăn với rau muống, dưa, cà... Có một câu ca dao khi nói về các món ăn ngon cũng nhắc đến cách ăn bầu dục. Ấy là:
Sáng ngày bầu dục chấm chanh
Trưa gỏi cá cháy, tối canh cá chày
Các tin liên quan:
- Thả mồi bắt bóng (29-08-2007)
- Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào (17-08-2007)
- Tứ cố vô thân (09-08-2007)
- Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng (01-08-2007)
- Thua keo này bày keo khác (24-07-2007)
- Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa (12-07-2007)
- Ướt như chuột lột (02-07-2007)
- Cú kêu cho ma ăn (20-06-2007)
- Bóng chim tăm cá (30-05-2007)
- Như nước đổ đầu vịt (23-05-2007)
Cập nhật 27-05-2008