Tôi là người Việt Nam, lấy chồng Nhật, hiện nay đang định cư ở Nhật được 5 năm. Xin được Ban Biên tập giải đáp những thắc mắc về thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam.
Hỏi:
Tôi là Hoài Thanh, hiện định cư tại Nhật, xin được Ban Biên tập giải đáp những thắc mắc về thủ tục thôi quốc tịch, như sau:
1. Hiện nay tôi muốn gia nhập quốc tịch Nhật, tôi muốn làm thủ tục thôi quốc tịch Việt
2. Trường hợp của tôi có cần phải qua Công an Hà Nội xác minh lý lịch tư pháp không hay chỉ cần giấy Đăng ký công dân do Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cấp là được?
3. Xin được hỏi phần lệ phí lãnh sự thôi quốc tịch Việt
Trả lời:
Chào bạn Hoài Thanh,
Tạp chí Quê Hương xin cung cấp cho Bạn một số thông tin về việc xin thôi quốc tịch:
1- Trường hợp của Bạn là công dân Việt
a) Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt
- Đơn xin thôi quốc tịch Việt
- Bản khai lý lịch (theo mẫu);
- Bản sao giấy tờ tuỳ thân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác chứng minh đương sự đang có quốc tịch nước ngoài (đối với người đang có quốc tịch nước ngoài); Giấy xác nhận hoặc bảo đảm về việc người đó sẽ được nhập quốc tịch nước ngoài (đối với người đang xin nhập quốc tịch nước ngoài), trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;
- Các giấy tờ khác chứng minh đương sự sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, hoặc đã được xuất cảnh theo diện đoàn tụ gia đình (nếu có).
- Giấy xác nhận đã bồi hoàn chi phí đào tạo cho Nhà nước, nếu đương sự đã được đào tạo Đại học, trung học chuyên nghiệp, sau đại học bằng kinh phí của nhà nước, kể cả kinh phí do nước ngoài tài trợ theo thoả thuận giữa Nhà nước ta với nước đó. Đối với người VN thường trú ở nước ngoài, giấy tờ này do Cơ quan ngoại giao, Lãnh sự Việt
- Những giấy tờ do cơ quan nước ngoài cấp thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện hợp pháp hoá.
b- Thủ tục:
- Người xin thôi quốc tịch Việt Nam sau khi hoàn thành hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam, thì nộp đơn cho Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
- Thời hạn giải quyết đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam không quá 6 tháng kể từ ngày Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2- Nếu Bạn thuộc một trong các trường hợp sau đây, Bạn sẽ được miễn thủ tục thẩm tra về nhân thân:
- Người dưới 14 tuổi.
- Người sinh ra và lớn lên ở nước ngoài.
- Người đã định cư ở nước ngoài trên 15 năm.
- Người đã được xuất cảnh Việt
3- Phần lệ phí lãnh sự “Thôi quốc tịch Việt
http://www.quehuong.org.vn/nr041215095635/nr050111144245/ns050505112812
Bạn hãy liên hệ với Đại sứ quán Việt
Các tin liên quan:
- Giải đáp về việc xin nhập quốc tịch Việt Nam (21-07-2008)
- Con trai tôi mang quốc tịch khác mà không xin thôi quốc tịch Việt thì có vi phạm luật pháp VN hay không? (06-11-2007)
- Hỏi: Cha mẹ là thường trú nhân ở Úc, mang quốc tịch Việt Nam, con sinh ra tại Úc mang quốc tịch Việt Nam hay quốc tịch Úc? Khi trở về Việt Nam cháu có được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ như những trẻ em Việt Nam khác không? Đến khi 18 tuổi cháu có thể tự quyết định mang quốc tịch nào hay không? (13-09-2005)
- Hỏi: Người Việt Nam định cư ở nuớc ngoài mang quốc tịch/ hộ chiếu nước khác khi hồi hương về Việt Nam thì có được mang hai quốc tịch hay chỉ còn một quốc tịch Việt Nam? (06-09-2005)
- Hỏi: Công dân Việt Nam mất quốc tịch Việt Nam trong những trường hợp nào? Điều kiện và thủ tục để trở lại quốc tịch Việt Nam? (25-07-2005)
- Hỏi: Người có quốc tịch Việt Nam và căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam? (31-05-2005)
Cập nhật 16-11-2005