Trả lời về vấn đề thừa kế tài sản tại Việt Nam đối với người Việt Nam ở nước ngoài
Trả lời:
Chào bạn Kim Loan,
1. Theo qui định của luật pháp Việt
Việc xin giao đất, thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất... cũng như thẩm quyền của các cấp chính quyền được qui định trong Luật đất đai sửa đổi đăng tải trên tạp chí Quê Hương tại địa chỉ:
http://www.quehuong.org.vn/nr041215095635/nr050111144245/ns050218130320
Nếu mẹ bạn là người được giao quyền sử dụng hoặc được chuyển nhượng đất hợp pháp thì mẹ bạn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác kế cả việc thừa kế quyền sử dụng đất cho cho con cháu.
Việc chuyển quyền sử dụng đất ở phải được lập thành văn bản, phải được công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước (trong nước) có thẩm quyền, và chỉ những đối tượng thuộc diện được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất mới được quyền nhận nhà ở (được tặng cho) tại Việt Nam (và dĩ nhiên họ sẽ có quyền chuyển quyền sử dụng đất cho chủ thể khác theo quy định của pháp luật).
Theo qui định của luật pháp VN, bạn là con đẻ, bạn có quyền thừa kế tài sản mà mẹ bạn để lại. Tuy nhiên vì là người VN đang sinh sống ở nuớc ngoài, không phải là đổi tượng thuộc diện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên bạn không thể thực hiện quyền thừa kế. Nếu muốn thừa kế quyền sử dụng đất bạn mà mẹ bạn di chúc lại bạn phải về định cư tại Việt
2. Nếu mẹ bạn muốn làm di chúc thừa kế quyền sử dụng đất cho bạn, Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Theo đó, hình thức của di chúc có thể viết tay (tự mình viết hoặc nhờ người khác viết thay), có thể đánh máy, hoặc cũng có thể di chúc miệng (di chúc bằng lời nói) trong những trường hợp đặc biệt. Có thể liên hệ tại các Phòng Công chứng Nhà nước để được cung cấp mẫu di chúc.
Nếu di chúc được xác lập mà không có chứng thực hoặc chứng nhận của UBND cấp xã hay Phòng Công chứng nhà nước (có hoặc không có người làm chứng) thì chỉ cần có chứng nhận của một hoặc hai người làm chứng về tinh thần minh mẫn, sáng suốt của người để lại di chúc là đủ, mà không cần có phiếu khám sức khoẻ.
Nếu di chúc được xác lập và có yêu cầu chứng thực, chứng nhận của cơ quan công quyền thì việc khám sức khoẻ lại là thủ tục bắt buộc khi đến các cơ quan này làm thủ tục chứng nhận di chúc. Trong trường hợp này UBND cấp xã và Phòng Công chứng nhà nước là cơ quan có thẩm quyền chứng thực, chứng nhận di chúc.
Chúc bạn sức khoẻ, may mắn.
Ban biên tập Tạp chí Quê Hương
Các tin liên quan:
- Giải đáp thắc mắc về tranh chấp quyền sử dụng đất liên quan đến người VN định cư ở nước ngoài (30-12-2008)
- Giải đáp về vấn đề thừa kế nhà đất do cha mẹ để lại (12-12-2008)
- Về việc bán, tặng, cho nhà thuộc sở hữu chung của vợ chồng (04-11-2008)
- Giải đáp một số thắc mắc về việc xin lại nhà cũ của kiều bào đã định cư ở nước ngoài (20-09-2008)
- Việt kiều có quyền đứng tên và xây dựng trên mảnh đất được cha mẹ ở Việt Nam chia cho không? (12-09-2008)
- Hỏi: Tôi được nhà nước Đức cấp giấy tờ và sinh sống hợp pháp (định cư) tại Đức. Theo như luật mới ban hành thì tôi có quyền mua nhà và đất để sau nay hồi hương có chỗ sinh sống. Vậy tôi có được phép đứng tên chủ quyền nhà và đất hay không? (29-04-2008)
- Hỏi: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài muốn đầu tư về Việt Nam thì có được mua nhà tại Việt Nam hay không? Nếu được, thì trong trường hợp mở văn phòng đại diện hoặc mở chi nhánh của Công ty nước ngoài tại Việt Nam thì có được sở hữu một căn nhà không? (24-03-2008)
- Giải đáp thắc mắc về vấn đề nhà ở Việt Nam khi chủ sở hữu sang Mỹ định cư (14-03-2008)
- Giải đáp một số vấn đề liên quan đến việc tái định cư nhà ở (02-03-2008)
- Hỏi: Trước đây, tôi có nhờ mẹ tôi mua và đứng tên hộ một mảnh đất (vì Việt kiều không thể đứng tên được). Nhưng tôi cũng sợ khi mẹ qua đời thì sẽ bị anh em tranh chấp, nên định nhờ người bạn đứng tên dùm, sau đó nhờ người bạn này làm Giấy Thiếu Nợ tôi, đến tháng 11/2014 nếu không hoàn trả số nợ thì tôi sẽ lấy mảnh đất này để trừ nợ. Như vậy có được không? Nếu được thì làm giấy tờ này như thế nào? (20-02-2008)
Cập nhật 07-11-2006