Hỏi: Tại sao có trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài lại được coi là người nước ngoài và có trường hợp được coi là công dân Việt Nam nhưng không được hưởng đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ như người Việt Nam ở trong nước ví dụ như xuất nhập cảnh phải xin visa, không được mua nhà, đăng kí xe...?
Đáp:
Điạ vị pháp lí của người Việt Nam ở nước ngoài được xem xét trên cơ sở Luật pháp Việt Nam, Luật pháp thông lệ quốc tế, Luật pháp các nước nơi bà con sinh sống.
- Đối với người Việt Nam ở nước ngoài, đã gia nhập quốc tịch nước ngoài (tuy chưa bỏ quốc tịch VN) là công dân nước ngoài, mang hộ chiếu nước ngoài, chịu ảnh hưởng của Luật pháp nước sở tại. Vì vậy, họ sẽ được Nhà nước Việt Nam đối xử như người nước ngoài, nghĩa là sẽ phải tuân thủ những qui định của Việt Nam về xuất nhập cảnh, cư trú đi lại, đầu tư kinh doanh, mua ôtô, xe máy, đổi bằng lái... đối với người nước ngoài.
Tuy nhiên, những người này (khác với người nước ngoài) là được hưởng một số ưu đãi của Nhà nước Việt Nam dành cho họ như có thể đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước hoặc luật đầu tư nước ngoài nhưng đối với mỗi dự án đầu tư chỉ đuợc chọn một luật, được hưởng các ưu đãi về vé máy bay, tiền khách sạn (trước năm 2003); được phép mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất nếu họ đầu tư lâu dài tại Việt Nam; người có công với đất nước; nhà văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam; người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất và các đối tượng khác theo qui định của Ủy ban thường vụ Quốc hội... (Xin tìm hiểu thêm thông tin tại trang hỏi – đáp tại địa chỉ www.quehuong.org.vn ).
- Đối với người Việt Nam ở nước ngoài mang quốc tịch Việt Nam, là công dân Việt Nam, có hộ chiếu Việt Nam làm việc và sinh sống ở nước ngoài sẽ không có đủ điều kiện để hưởng quyền lợi và và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ như người Việt Nam sinh sống ở trong nước. Ví dụ: Họ có thể xuất nhập cảnh không cần xin visa, có thể làm các thủ tục kết hôn, li hôn, khai sinh... như người trong nước nhưng do không định cư trong nước nên họ không thể mua nhà gắn với quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Nếu chuyển từ định cư ở nước ngoài về định cư ở trong nước, họ sẽ được tạo thuận lợi khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ như công dân định cư trong nước (đăng kí hộ khẩu, mua nhà, xin cấp giấy chứng minh, đầu tư kinh doanh, xin việc làm, đăng kí xe...).
Các tin liên quan:
- Việt kiều có được thi, đổi giấy phép lái xe (ô tô, mô tô) ở Việt Nam không? Nếu được thì cần phải làm những thủ tục gì? Ở đâu? (12-12-2008)
- Giải đáp một số thắc mắc trong thủ tục thi hành án dân sự (2) (03-09-2008)
- Giải đáp một số thắc mắc trong thủ tục thi hành án dân sự (1) (22-08-2008)
- Hỏi: Tôi đang làm thủ tục đi định cư ở nước ngoài với gia đình. Theo tôi được biết thì đi định cư cũng phải sau một thời gian dài mới có quốc tịch nước ngoài. Vậy xin hỏi, hiện tôi đang có giấy tờ như Giấy chứng minh nhân dân, bằng lái xe, hộ chiếu…, khi tôi đi định cư ở nước ngoài thì tôi có thể sử dụng các giấy tờ này khi về thăm Việt Nam được không? Và khi các giấy tờ này hết hạn thì tôi có thể xin gia hạn, đổi, cấp mới được không? Nếu có thì thủ tục và quá trình làm ra sao? Xin chân thành cảm ơn! (29-05-2008)
- Giải đáp về việc bồi hoàn chi phí đào tạo cho Nhà nước khi ra nước ngoài học tập, làm việc mà sau khi kết thúc không về nước hoặc về nước không đúng hạn (29-05-2008)
- Giải đáp về vấn đề đăng ký giấy khai sinh và đăng ký hộ khẩu cho trẻ em sinh ngoài giá thú (29-04-2008)
- Hỏi: Tôi là con của mẹ tôi nhưng mẹ tôi đã qua đời. Nay bà ngoại tôi mất mà không để lại di chúc cho bất cứ người con nào trong gia đình. Vậy trong trường hợp đó thì tôi có được hưởng quyền thừa kế hay không? Nếu được thì như thế nào? (11-04-2008)
- Giải đáp thắc mắc về vấn đề thừa kế (30-01-2008)
- Giải đáp thắc mắc về việc nhận con nuôi Việt Nam (23-01-2008)
- Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài (13-12-2007)
Cập nhật 17-06-2005