Hỏi: Tôi là Việt kiều Pháp. Vợ chồng tôi muốn nhận nuôi con nuôi Việt Nam. Tôi nghe nói Việt Nam mới có chính sách ưu tiên cho các gia đình gốc Việt trong việc xin nhận con nuôi, rằng chúng tôi được phép gửi đơn trực tiếp mà không phải thông qua các tổ chức nhận con nuôi quốc tế và được ưu tiên giải quyết nhanh hơn (chỉ khoảng 1 tháng trong khi bình thường phải vài năm). Xin tạp chí cho biết thông tin này có đúng không? Và cụ thể, hiện nay nếu chúng tôi muốn nhận con nuôi thì chúng tôi phải làm thủ tục như thế nào?
Trả lời:
1. Vợ chồng ông (bà) là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, nên khi xin nhận trẻ em Việt Nam (trẻ em có đủ các điều kiện để trở thành con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam) làm con nuôi, và trong trường hợp xin đích danh, thì ông (bà) trực tiếp nộp hồ sơ xin nhận con nuôi tại Cục Con nuôi quốc tế, thuộc Bộ Tư pháp của Việt Nam.
Thời hạn giải quyết việc xin nhận con nuôi nêu trên là 120 ngày, kể từ ngày Cục Con nuôi quốc tế của Việt Nam nhận đủ hồ sơ hợp lệ của ông (bà) (Điều 40 Nghị định 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/07/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân gia đình về quan hệ hôn nhân và gia định có yếu tố nước ngoài; Khoản 1 Điều 79 Nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21/07/2006 sửa đổi, bổ sung Nghị định 68/2002/NĐ-CP).
2. Ông (bà) phải thực hiện những thủ tục xin nhận con nuôi trong trường hợp này như sau:
Hồ sơ gồm có:
(1). Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;
(2) Bản sao chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế;
(3) Giấy xác nhận người nhận con nuôi có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật quốc gia Pháp;
(4) Bản điều tra về tâm lý, gia đình, xã hội của người xin nhận con nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp;
(5) Giấy xác nhận do tổ chức y tế có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú xác nhận hiện tại người đó có đủ sức khoẻ, không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, không mắc bệnh truyền nhiễm;
(6) Giấy tờ xác nhận về tình hình thu nhập của người xin nhận con nuôi, chứng minh người đó bảo đảm việc nuôi con nuôi;
(7) Phiếu lý lịch tư pháp của người xin nhận con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ;
(8) Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn đối với người xin nhận con nuôi, trong trường hợp người xin nhận con nuôi là vợ chồng. Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này được lập thành 02 bộ hồ sơ.
Thủ tục xử lý hồ sơ: Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và phí, Cơ quan con nuôi quốc tế kiểm tra, xem xét toàn bộ hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, Cơ quan con nuôi quốc tế thông báo cho người xin nhận con nuôi bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được công văn trả lời của Cơ quan con nuôi quốc tế, kèm theo hồ sơ của người xin nhận con nuôi, Sở Tư pháp thông báo cho người xin nhận con nuôi đến Việt Nam để hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp, người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải có mặt tại Việt Nam để nộp lệ phí cho Sở Tư pháp và hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi. Nếu vì lý do khách quan mà người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi không thể có mặt đúng thời hạn trong thời gian đó thì phải có văn bản đề nghị Sở Tư pháp cho gia hạn, thời gian gia hạn không quá 60 ngày kể từ ngày có văn bản của Sở Tư pháp cho phép gia hạn.
Trong trường hợp vì lý do khách quan mà người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi không thể có mặt tại Việt Nam thì có thể ký trước vào bản cam kết (theo mẫu quy định) và ủy quyền bằng văn bản cho Văn phòng con nuôi của nước đó tại Việt Nam thay mặt người nước ngoài xin nhận con nuôi nộp lệ phí và bản cam kết cho Sở Tư pháp để hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi (Điều 41, 47 Nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21/07/2006 sửa đổi, bố sung Nghị định 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ ; Điểm 1 và 7 phần III Thông tư 08/2006/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 12/08/2006 hướng dẫn thực hiện một số quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài).
Cảm ơn bạn đã tham gia Chuyên mục Hỏi – Đáp Pháp luật của chúng tôi.
Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự
Số 8, ngõ 7, phố Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Các tin liên quan:
- Việt kiều có được thi, đổi giấy phép lái xe (ô tô, mô tô) ở Việt Nam không? Nếu được thì cần phải làm những thủ tục gì? Ở đâu? (12-12-2008)
- Giải đáp một số thắc mắc trong thủ tục thi hành án dân sự (2) (03-09-2008)
- Giải đáp một số thắc mắc trong thủ tục thi hành án dân sự (1) (22-08-2008)
- Hỏi: Tôi đang làm thủ tục đi định cư ở nước ngoài với gia đình. Theo tôi được biết thì đi định cư cũng phải sau một thời gian dài mới có quốc tịch nước ngoài. Vậy xin hỏi, hiện tôi đang có giấy tờ như Giấy chứng minh nhân dân, bằng lái xe, hộ chiếu…, khi tôi đi định cư ở nước ngoài thì tôi có thể sử dụng các giấy tờ này khi về thăm Việt Nam được không? Và khi các giấy tờ này hết hạn thì tôi có thể xin gia hạn, đổi, cấp mới được không? Nếu có thì thủ tục và quá trình làm ra sao? Xin chân thành cảm ơn! (29-05-2008)
- Giải đáp về việc bồi hoàn chi phí đào tạo cho Nhà nước khi ra nước ngoài học tập, làm việc mà sau khi kết thúc không về nước hoặc về nước không đúng hạn (29-05-2008)
- Giải đáp về vấn đề đăng ký giấy khai sinh và đăng ký hộ khẩu cho trẻ em sinh ngoài giá thú (29-04-2008)
- Hỏi: Tôi là con của mẹ tôi nhưng mẹ tôi đã qua đời. Nay bà ngoại tôi mất mà không để lại di chúc cho bất cứ người con nào trong gia đình. Vậy trong trường hợp đó thì tôi có được hưởng quyền thừa kế hay không? Nếu được thì như thế nào? (11-04-2008)
- Giải đáp thắc mắc về vấn đề thừa kế (30-01-2008)
- Giải đáp thắc mắc về việc nhận con nuôi Việt Nam (23-01-2008)
- Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài (13-12-2007)
Cập nhật 29-10-2007