Giải đáp một số thắc mắc trong thủ tục thi hành án dân sự (2)
Nội dung sửa đổi bổ sung là:
Sửa đổi số tiền do nhân sai trong bản án phúc thẩm, nay sửa lại cho đúng, do thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử phúc thẩm ký.
Đến nay vụ việc đã được thi hành án kê biên và phát mãi tài sản tranh chấp nói trên 3 lần, thì tôi tiếp tục nhận được 1 thông báo sửa đổi bổ sung bản án phúc thẩm cũng do vị thẩm phán chủ tọa phiên tòa ký với nội dung sửa đổi bổ sung là:
Sửa đổi bổ sung lại cho đúng ngày xét xử vụ án, ngày mở phiên tòa là ngày 18/10/2006 thay vì do đánh nhầm là ngày 17/10/2006.
Vậy xin hỏi:
- Bản án đã có hiệu lực pháp luật thi hành mà trong vòng 22 tháng sửa sai đến 2 lần như vậy có đúng với qui định của pháp luật không?
- Nếu cơ quan thi hành án căn cứ vào bản án ghi ngày 17/10/2006 để buộc bị đơn thi hành án như vậy có đảm bảo tính pháp lý không? Trong trường hợp nào thì có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền?
Rất mong sự quan tâm giải đáp của quí Ban Biên tập. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khoẻ.
Lê Văn Định
Trả lời:
1. Tính pháp lý của việc sửa đổi, bổ sung bản án:
Điều 240 của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 (BLTTDS) và Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ ba “thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của BLTTDS quy định như sau:
“Sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung bản án, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai. Việc sửa chữa, bổ sung phải được thông báo ngay cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc sửa chữa, bổ sung; đồng thời thông báo cho cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
Việc sửa chữa, bổ sung bản án quy định tại khoản 1 Điều này phải do Thẩm phán phối hợp với các Hội thẩm nhân dân là thành viên Hội đồng xét xử vụ án đó thực hiện. Trong trường hợp Thẩm phán đó không còn đảm nhiệm chức vụ Thẩm phán thì Chánh án Toà án thực hiện việc sửa chữa, bổ sung đó.”
Áp dụng quy định trên đây với trường hợp của ông (bà) nêu, việc sửa đổi bổ sung bản án được thực hiện bởi Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phúc thẩm do nhầm lẫn, tính toán sai về số liệu, và vị Thẩm phán này đã thông báo sửa đổi bổ sung cho đương sự là không vi phạm quy định pháp luật về thủ tục tố tụng.
2. Căn cứ pháp lý để thực hiện thi hành án dân sự:
Khi sửa đổi bổ sung bản án, Tòa phúc thẩm có trách nhiệm gửi thông báo sửa đổi bổ sung tới cơ quan thi hành án theo Điều 19 Pháp lệnh thi hành án Dân sự năm 2004 (PL THADS). Cơ quan thi hành án sẽ căn cứ vào bản án đã được sửa đổi bổ sung và quyết định thi hành án để đưa ra thi hành án.
Như vậy, cơ quan thi hành án phải căn cứ vào thời gian đã được sửa đổi (ngày 18/10/2006) của bản án để thi hành chứ không phải là ngày 17/10/2006.
3. Các trường hợp khiếu nại quyết định của cơ quan có thẩm quyền:
Trong trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm sửa đổi, bổ sung bản án không theo đúng thủ tục quy định tại Điều 240 BLTTDS thì ông (bà) có quyền khiếu nại.
Đối với việc khiếu nại cơ quan thi hành án dân sự, ông (bà) căn cứ vào Điều 59 PLTHADS để khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền. Điều 59 PLTHADS quy định như sau: “Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án có quyền khiếu nại đối với các quyết định, hành vi của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, nếu có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ”.
Tuy nhiên bạn cần chú ý về thời hạn khiếu nại theo quy định tại Điều 59 PLTHADS: “Thời hạn khiếu nại là chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên. Trong trường hợp do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng đó không tính vào thời hạn khiếu nại”.
Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự
Số 8, ngõ 7, phố Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Các tin liên quan:
- Việt kiều có được thi, đổi giấy phép lái xe (ô tô, mô tô) ở Việt Nam không? Nếu được thì cần phải làm những thủ tục gì? Ở đâu? (12-12-2008)
- Giải đáp một số thắc mắc trong thủ tục thi hành án dân sự (1) (22-08-2008)
- Hỏi: Tôi đang làm thủ tục đi định cư ở nước ngoài với gia đình. Theo tôi được biết thì đi định cư cũng phải sau một thời gian dài mới có quốc tịch nước ngoài. Vậy xin hỏi, hiện tôi đang có giấy tờ như Giấy chứng minh nhân dân, bằng lái xe, hộ chiếu…, khi tôi đi định cư ở nước ngoài thì tôi có thể sử dụng các giấy tờ này khi về thăm Việt Nam được không? Và khi các giấy tờ này hết hạn thì tôi có thể xin gia hạn, đổi, cấp mới được không? Nếu có thì thủ tục và quá trình làm ra sao? Xin chân thành cảm ơn! (29-05-2008)
- Giải đáp về việc bồi hoàn chi phí đào tạo cho Nhà nước khi ra nước ngoài học tập, làm việc mà sau khi kết thúc không về nước hoặc về nước không đúng hạn (29-05-2008)
- Giải đáp về vấn đề đăng ký giấy khai sinh và đăng ký hộ khẩu cho trẻ em sinh ngoài giá thú (29-04-2008)
- Hỏi: Tôi là con của mẹ tôi nhưng mẹ tôi đã qua đời. Nay bà ngoại tôi mất mà không để lại di chúc cho bất cứ người con nào trong gia đình. Vậy trong trường hợp đó thì tôi có được hưởng quyền thừa kế hay không? Nếu được thì như thế nào? (11-04-2008)
- Giải đáp thắc mắc về vấn đề thừa kế (30-01-2008)
- Giải đáp thắc mắc về việc nhận con nuôi Việt Nam (23-01-2008)
- Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài (13-12-2007)
- Việt kiều có ngoại tệ trên tài khoản hoặc nguồn thu ngoại tệ hợp pháp tại Việt Nam được chuyển, mang ra nước ngoài (20-11-2007)
Cập nhật 03-09-2008