Giải đáp một số thắc mắc trong thủ tục thi hành án dân sự (2)
Nội dung sửa đổi bổ sung là:
Sửa đổi số tiền do nhân sai trong bản án phúc thẩm, nay sửa lại cho đúng, do thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử phúc thẩm ký.
Đến nay vụ việc đã được thi hành án kê biên và phát mãi tài sản tranh chấp nói trên 3 lần, thì tôi tiếp tục nhận được 1 thông báo sửa đổi bổ sung bản án phúc thẩm cũng do vị thẩm phán chủ tọa phiên tòa ký với nội dung sửa đổi bổ sung là:
Sửa đổi bổ sung lại cho đúng ngày xét xử vụ án, ngày mở phiên tòa là ngày 18/10/2006 thay vì do đánh nhầm là ngày 17/10/2006.
Vậy xin hỏi:
- Bản án đã có hiệu lực pháp luật thi hành mà trong vòng 22 tháng sửa sai đến 2 lần như vậy có đúng với qui định của pháp luật không?
- Nếu cơ quan thi hành án căn cứ vào bản án ghi ngày 17/10/2006 để buộc bị đơn thi hành án như vậy có đảm bảo tính pháp lý không? Trong trường hợp nào thì có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền?
Rất mong sự quan tâm giải đáp của quí Ban Biên tập. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khoẻ.
Lê Văn Định
Trả lời:
1. Tính pháp lý của việc sửa đổi, bổ sung bản án:
Điều 240 của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 (BLTTDS) và Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ ba “thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của BLTTDS quy định như sau:
“Sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung bản án, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai. Việc sửa chữa, bổ sung phải được thông báo ngay cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc sửa chữa, bổ sung; đồng thời thông báo cho cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
Việc sửa chữa, bổ sung bản án quy định tại khoản 1 Điều này phải do Thẩm phán phối hợp với các Hội thẩm nhân dân là thành viên Hội đồng xét xử vụ án đó thực hiện. Trong trường hợp Thẩm phán đó không còn đảm nhiệm chức vụ Thẩm phán thì Chánh án Toà án thực hiện việc sửa chữa, bổ sung đó.”
Áp dụng quy định trên đây với trường hợp của ông (bà) nêu, việc sửa đổi bổ sung bản án được thực hiện bởi Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phúc thẩm do nhầm lẫn, tính toán sai về số liệu, và vị Thẩm phán này đã thông báo sửa đổi bổ sung cho đương sự là không vi phạm quy định pháp luật về thủ tục tố tụng.
2. Căn cứ pháp lý để thực hiện thi hành án dân sự:
Khi sửa đổi bổ sung bản án, Tòa phúc thẩm có trách nhiệm gửi thông báo sửa đổi bổ sung tới cơ quan thi hành án theo Điều 19 Pháp lệnh thi hành án Dân sự năm 2004 (PL THADS). Cơ quan thi hành án sẽ căn cứ vào bản án đã được sửa đổi bổ sung và quyết định thi hành án để đưa ra thi hành án.
Như vậy, cơ quan thi hành án phải căn cứ vào thời gian đã được sửa đổi (ngày 18/10/2006) của bản án để thi hành chứ không phải là ngày 17/10/2006.
3. Các trường hợp khiếu nại quyết định của cơ quan có thẩm quyền:
Trong trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm sửa đổi, bổ sung bản án không theo đúng thủ tục quy định tại Điều 240 BLTTDS thì ông (bà) có quyền khiếu nại.
Đối với việc khiếu nại cơ quan thi hành án dân sự, ông (bà) căn cứ vào Điều 59 PLTHADS để khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền. Điều 59 PLTHADS quy định như sau: “Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án có quyền khiếu nại đối với các quyết định, hành vi của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, nếu có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ”.
Tuy nhiên bạn cần chú ý về thời hạn khiếu nại theo quy định tại Điều 59 PLTHADS: “Thời hạn khiếu nại là chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên. Trong trường hợp do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng đó không tính vào thời hạn khiếu nại”.
Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự
Số 8, ngõ 7, phố Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Các tin liên quan:
- Hỏi: Vận động viên và chuyên gia thể thao là người Việt Nam ở nước ngoài có thể tham gia các hoạt động thể dục thể thao trong nước và tham gia đoàn thể thao Việt Nam đi thi đấu ở nước ngoài không? (08-07-2005)
- Hỏi: Tại sao có trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài lại được coi là người nước ngoài và có trường hợp được coi là công dân Việt Nam nhưng không được hưởng đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ như người Việt Nam ở trong nước ví dụ như xuất nhập cảnh phải xin visa, không được mua nhà, đăng kí xe...? (17-06-2005)
- Hỏi: Tôi là người Việt Nam định cư tại Đức, mang hộ chiếu Việt Nam. Tôi muốn mở một sổ tiết kiệm tại ngân hàng Việt Nam và sau đó uỷ quyền cho người thân tại Việt Nam được rút lãi. Ngân hàng có chấp nhận không? Nếu được thì phải làm như thế nào? (27-05-2005)
- Hỏi: Cha mẹ là người Việt Nam định cư tại Đức. Con sinh ra tại Đức đã được phía Đức cấp giấy khai sinh thì có cần xin khai sinh Việt Nam nữa không? Nếu có thì phải làm thủ tục gì và ở đâu? Có phải trả lệ phí không? (20-05-2005)
Cập nhật 03-09-2008