Công cụ làm việc cá nhân
Trang chủ | Liên hệ | Fonts | Sitemap | Tìm kiếm
Thứ hai, 23/12/2024 5:30

Bài 10: Bệnh tật


I. Hội thoại: sound.gif
 

BỆNH NHÂN:

- Chào bác sĩ. Bác sĩ có nhận ra tôi không ạ?


BÁC SĨ:


- Xin lỗi, anh là...

BỆNH NHÂN:
 


- Chắc là bác sĩ không nhớ tôi rồi. Dạ, tôi là Bình. Năm ngoái mắt của tôi bị chấn thương, tôi đến để nhờ bác sĩ khám. May quá, nhờ có bác sĩ.

BÁC SĨ:


- À, anh Bình, tôi nhớ ra rồi. Anh ngồi tạm đây, chờ tôi hoàn thành nốt bệnh án này đã... Anh thông cảm nhé!

BỆNH NHÂN:


- Dạ, bác sĩ còn nhớ đến tôi, thế là quý hóa quá rồi. Hôm nay tôi đến đây chờ gặp bằng được bác sĩ, bác sĩ khám lại giúp tôi.


BÁC SĨ:


- Ơ, thế mắt anh vẫn chưa khỏi hẳn à?

BỆNH NHÂN:

 


 


- Thưa bác sĩ, sau khi mổ thì lúc đầu mắt tôi hơi mờ nhưng tôi vẫn tiếp tục điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ. Sau đó, tôi nhìn cực kỳ rõ. Hai năm rồi, chẳng thấy có hiện tượng tái phát gì cả nhưng mà mấy hôm nay mắt phải của tôi như là có sương mù che ấy. Tôi đã vào phòng y tế cơ quan để hỏi nhưng họ chỉ xem qua thôi. Họ khuyên rằng tôi nên đến bệnh viện khám lại. Tôi cứ tưởng vấn đề bình thường, nghe thế thì lo quá...

BÁC SĨ:


- Thôi được rồi, anh ngồi vào cái ghế kia. Thế hiện tượng này kéo dài mấy hôm rồi? Anh có thấy đau nhức gì không?

BỆNH NHÂN:
 


- Không đau lắm ạ. Tôi bị như thế này hơn nửa tháng rồi mà cứ bận hết việc này đến việc khác, chẳng có thời gian đến gặp bác sĩ nữa.

BÁC SĨ:
 


- Để tôi kiểm tra kỹ lại xem nào. Lần sau anh đừng chủ quan như thế nhé. Anh nhìn theo tay tôi lên tấm bảng kia. Anh có nhìn thấy gì không?

BỆNH NHÂN:


- Dạ, tương đối rõ ạ. Nhưng mà tôi lo lắm, có vấn đề gì không bác sĩ?

BÁC SĨ:


- Anh đừng lo quá, bệnh của anh không đến nỗi trầm trọng lắm đâu...

 

Bảng từ

chấn thương
quý hóa
điều trị
tái phát

sương mù
hiện tượng
chủ quan
trầm trọng


II. Chú thích ngữ pháp

1. Nhóm từ chỉ mục đích: để, mà, bằng, cho

a. Để

để
để

+
+

động từ
mệnh đề

Dùng trong câu tường thuật, chỉ mục đích của hành động trước nó.

Ví dụ:

- Nó lấy nước để mẹ nó mời khách.

 

- Anh ấy học tiếng Việt để nghiên cứu Việt Nam.

b. Mà

 +  động từ

Dùng trong câu yêu cầu, khuyên bảo.

Dùng trong câu phủ định với “không có”, “chẳng có”

Ví dụ:

- Lấy xe máy của tôi đi.

 

- Tôi muốn xem phim nhưng chẳng có vé đi.

c. Bằng

Động từ + bằng + xong / được / hết

Dùng trong câu kể, để nói điều nêu ra sau nó là những mục đích nhất định phải làm, quyết tâm phải làm.

Ví dụ:

- Tôi phải làm bằng xong những bài tập này.

 

- Trước khi về nước, tôi phải đi thăm bằng hết những thắng cảnh nổi tiếng ở Việt Nam.

* Chú ý: Do có những nét nghĩa giống nhau nên người ta có thể kết hợp để cho trước một mệnh đề hoặc cho bằng trước các từ “xong, được, hết”.

2. Nhóm từ: tạm, theo, nốt, qua, kỹ

a. Tạm

tạm  +  động từ
Động từ  +  tạm

Hành động chỉ diễn ra trong một thời gian nào đó và có thể thay đổi chứ không chính thức.

Ví dụ:

- Em không có chìa khóa vào nhà nên ngồi tạm ở nhà bên.

 

- Khi chưa thuê được nhà, anh ở tạm khách sạn.

b. Theo

Động từ  +  theo

Với kết cấu này, hành động không độc lập mà chịu sự tác động của một hành động khác và phải làm đúng như hành động đó.

Ví dụ:

- Chị ấy chạy ra khỏi phòng, anh ấy vội chạy theo.

 

- Các em phát âm từ này theo tôi nhé.

c. Nốt

Động từ  +  nốt

Hành động trên là hành động tiếp tục hoàn thành những việc còn lại.

Ví dụ:  - Hôm nay, chúng ta học nốt bài cuối cùng của sách này.

d. Qua, kỹ

Động từ  +  qua   

 

Động từ  +  kỹ

+ Qua: Hành động thực hiện rất sơ lược, không chi tiết, không cẩn thận.

Ví dụ:  - Tôi đã đọc qua quyển sách ấy rồi.

+ Kỹ: Hành động thực hiện đầy đủ, chi tiết, cẩn thận.

Ví dụ: - Trước khi thi, phải ôn tập kỹ.


III. Bài luyện

1. Dựa vào tình huống, dùng “mà” khuyên người khác nên làm gì:

Mẫu: - Trời nắng, anh ấy không có mũ.

    → - Lấy mũ của tôi mà đội.

a. Đi bộ từ đây đến Bách khoa xa quá, anh ấy lại không có xe.

b. Ông ấy muốn xem chương trình thời sự nhưng không biết có thể bật T.V được không?

c. Tôi đứng từ sáng tới giờ, mỏi chân quá.

d. Hôm nay em quên bút, anh có bút.

e. Ngoài kia mưa rất to, tôi không có áo mưa nhưng anh có.

f. Em đói quá.

2. Dùng câu phủ định với “mà” để trả lời câu hỏi theo mẫu

Mẫu: - Anh không đi nghỉ mát à?

     → - Tôi cũng muốn đi nghỉ mát nhưng chẳng có tiền mà đi.

a. Sao anh không đi bằng xe máy cho nhanh?

b. Anh không học tiếng Việt à?

c. Mưa to thế sao em không che ô?

d. Sao chị không viết thư cho em?

e. Sao ông không uống bia?

f. Sao công nhân hôm nay không đi làm?

g. Sao không thuê phòng rộng hơn?

3. Dùng “cho” và một tính từ phù hợp để hoàn thành câu:

a. Hôm nay tôi phải dọn dẹp nhà cửa .........................

b. Anh ấy mua báo để đọc trên tàu .........................

c. Khi thi em phải bình tĩnh để làm bài ............................

d. Anh với em đi cùng một xe .........................

e. Bữa tiệc hôm nay rất quan trọng, em phải trang điểm ................

f. Cho tôi thêm ít ớt ........................

g. Chúng ta thuê khách sạn bình thường ........................

4. Điền các từ “để, mà, cho, bằng” vào chỗ trống trong các câu sau sao cho hợp nghĩa:

a. Ngày mai anh ấy đi công tác, tôi phải gặp anh ấy ........... chia tay.

b. Nếu đã làm việc gì thì nó luôn quyết tâm làm ................. được.

c. Khi nào anh xuống Hải Phòng thì vào nhà tôi ............... nghỉ.

d. Mùa hè người ta thích uống nước chanh ................... mát.

e. Chị ấy viết rất nhiều truyện ngắn ............... dự thi.

f. Nóng quá nhỉ, bật điều hòa .................... đỡ nóng đi.

g. Mình cũng không biết khi nào thi đâu, cậu gọi điện cho lớp trưởng .......... hỏi.

h. Những người bán hàng thường cố gắng bán ................ hết mới về.

i. Khi nào đi chơi thì rủ tôi cùng đi ................... vui nhé.

k. Ông ấy vào thành phố Hồ Chí Minh.......................... dự lễ mít tinh kỷ niệm hai mươi lăm năm giải phóng.

l. Điều quan trọng nhất khi học tiếng Việt là phải học phát âm ............. đúng.

n. Để tôi mang giúp chị .................. đỡ nặng.

5. Tuần sau lớp của bạn phải đi thực tập ở xa thành phố. Mỗi người trong lớp đều phải hoàn thành những công việc của mình. Hãy dùng “nốt” để nói về những công việc các bạn phải làm.

Mẫu:

A - Tôi phải viết nốt thư cho mẹ.

 

B - Tôi phải đọc nốt quyển truyện này để trả thư viện.

6. Thêm “tạm” vào vị trí thích hợp trong các câu sau:

a. Khi đi học về, nó đói quá. Vì cơm chưa chín nên nó ăn mấy cái bánh.

b. Quần áo tôi bị ướt hết. Trong khi chờ quần áo khô, tôi phải mặc quần áo của bạn tôi.

c. Chờ lâu quá phải không? Đọc quyển sách này cho đỡ buồn.

d. Cái băng ấy anh chưa tìm thấy. Nghe băng này vậy.

e. Ngày kia tôi mới được lĩnh lương. Anh cho tôi vay 500.000 nhé.

f. Anh không tìm thấy bút à? Lấy bút tôi mà dùng.

7. Chọn một vế ở cột A ghép với một vế ở cột B cho hợp nghĩa:

   A

   B.

1. Hết hiệp 1

2. Chưa có cơm đâu

3. Vì Giám đốc đi vắng

4. Ngồi tạm đây một lúc nhé

5. Vì trời mưa

6. Nếu không có rượu

7. Cho tôi nghỉ tạm một lúc ở đây

8. Đừng kêu ca về chỗ này nữa

a. tôi mệt quá

b. rồi chúng ta vào hội trường

c. trận đấu tạm hoãn

d. chỉ ở tạm thôi mà

e. ăn tạm cái bánh vậy

f. ông ấy tạm thay quyền giám đốc

g. hai đội bóng tạm nghỉ

h. thì uống tạm bia cũng được

8. Điền “qua” hoặc “kỹ” vào chỗ trống:

a. Trước khi thi, các em nên đọc ............ đầu bài.

b. Bài này khó, cô giáo giảng ......................

c. Bài báo rất hay nhưng tôi vội quá nên chỉ xem ..................

d. Vấn đề này các em đã học nên tôi nói ...................... thôi.

e. Anh ấy rất cẩn thận nên làm cái gì cũng làm ......................

f. Khi sống xa nhà, phải nhớ.................... những điều bố mẹ dặn.

g. Nếu em chưa hiểu, tôi sẽ giải thích ...................... cho

h. Cậu làm bài xong chưa? Cho mình xem ...................... một chút.

IV. Bài đọc

Bệnh tưởng

Khi đọc tên bài này, có thể nhiều người cho rằng đây là bài viết về một vở hài kịch của Molière, nhưng thực ra là chúng tôi đang nói về một căn bệnh mà triệu chứng của nó là: nhìn thấy những điều không có thật, đau đớn với những cảm giác không có thật. Theo từ điển y học, bệnh tưởng được giải thích như sau: “Đó là tình trạng lo lắng thường xuyên về sức khỏe của mình”, “bệnh tưởng làm giảm trí thông minh của con người vì người mắc bệnh này luôn luôn tưởng rằng mình bị nhiều bệnh trầm trọng”.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, số người mắc bệnh tưởng chiếm đến 20% số bệnh nhân đến bệnh viện, nhiều hơn người ta tưởng. Đa số họ đều đau đớn thật sự về cả thể xác lẫn tinh thần. Họ hoàn toàn không tin khi thấy kết quả xét nghiệm tốt. Điều chắc chắn nhất là bệnh tưởng làm cho mọi bệnh nhân luôn ở trong trạng thái buồn phiền. Chỉ một cơn đau nhỏ (nếu có) cũng làm cho họ sợ xanh mắt, rồi tưởng tượng ra mọi thứ bệnh. Từ đó họ bi quan, không muốn sống nữa.

Những người mắc bệnh này dành rất nhiều thời gian cho sức khỏe của mình. Họ sợ đủ mọi thứ. Họ sợ đi ra đường vì “nhỡ mưa thì cảm, nhỡ gió thì sưng phổi”, không dám ăn thức ăn lạ vì “nhỡ đau bụng thì sao?”. Sống mãi trong tâm trạng bất ổn như vậy họ bị giảm trí nhớ và dần dần trở thành bệnh thật. Đa số bệnh nhân ở lứa tuổi 30 đến 40, tỷ lệ nam nữ như nhau. Bệnh tưởng có thể mang tính di truyền. Khoảng 60% bệnh nhân có bố hoặc mẹ đã từng bị bệnh. Đặc biệt người bị bệnh tưởng là người lao động trí óc (căn bản là do óc tưởng tượng phát huy quá mức cần thiết).

Cách chữa trị bệnh này rất phức tạp. Có khi mọi loại thuốc và mọi lời khuyên đều không có kết quả nhưng chỉ cần một mẹo nhỏ là có thể thành công. Các bác sĩ cho rằng khi biết một bệnh nhân mắc bệnh tưởng, bác sĩ không được bỏ qua những lời phàn nàn của họ, nên quan tâm thông cảm với họ. Đừng bao giờ nói rằng “ông bị bệnh tưởng” hoặc “ông có bệnh đâu” vì nếu thế bệnh nhân sẽ không tin. Bác sĩ nên nói: “Tôi nghĩ rằng bệnh của ông chưa nghiêm trọng đâu”. Khi đó, bệnh nhân sẽ tin bác sĩ và nghe theo tất cả mọi lời khuyên của bác sĩ.

Bảng từ

hài kịch
căn bệnh
triệu chứng
thể xác
tinh thần
xét nghiệm
trạng thái
xanh mắt
bi quan

sưng phổi
tâm trạng
tỷ lệ
di truyền
trí óc
phát huy
mẹo
bỏ qua
phàn nàn

V. Bài tập

1. Dựa vào bài đọc hãy cho biết những thông tin dưới đây đúng hay sai:

a. “Người bệnh tưởng” là tên một vở kịch của Molière.

b. Bệnh tưởng chưa chắc đã là bệnh.

c. Cảm giác đau của người bệnh tưởng là do họ tưởng tượng ra.

d. Người bệnh tưởng không thường xuyên lo lắng về sức khỏe.

e. 80% người bệnh không phải là bệnh tưởng.

f. Người bệnh tưởng luôn giả vờ đau.

g. Bệnh tưởng làm cho người ta buồn phiền và sợ đủ mọi thứ.

h. Người lao động chân tay ít bị bệnh tưởng.

i. Cách chữa bệnh tưởng tốt nhất là nói: “Ông chẳng làm sao cả”.

2. Trả lời câu hỏi theo bài đọc:

a. Triệu chứng của bệnh tưởng là gì?

b. Tại sao người ta nói rằng bệnh tưởng làm giảm óc thông minh của con người?

c. Tại sao người bị bệnh tưởng sợ hãi những hiện tượng thời tiết bình thường?

d. Hậu quả của bệnh tưởng là gì?

e. Qua nghiên cứu, người ta thấy bệnh tưởng có đặc điểm gì đáng chú ý?

f. Theo bạn, bệnh tưởng có thật sự là bệnh hay không? Tại sao?

3. Kể lại tóm tắt bài đọc.

4. Hãy hoàn thành hội thoại với các từ sau: vết thương, bất tỉnh, xét nghiệm, khám, mổ, trầm trọng.

Bác sĩ: - Bệnh nhân này đã được (1) .................... chưa?

Y tá: - Dạ rồi. Bây giờ tôi đang chuẩn bị (2) .............. máu cho anh ấy.

Bác sĩ: - (3) .................. này khá (4) .................. Tôi nghĩ là phải (5) ....................

Y tá: - Vâng, nhưng từ khi vào viện đến giờ, bệnh nhân hoàn toàn (6) ....................... Tôi sợ là sức khỏe của anh ta quá yếu.

5. Nghe băng: sound.gif

Những món hàng này giá bao nhiêu tiền?

(Bạn sẽ nghe một cuộc đối thoại ở chợ. Ghi nhớ giá các mặt hàng và điền vào bảng giá)

Bảng giá

....... coca

.........................

....... gr bánh kem

.........................

....... sữa đặc

.........................

...... gói mì

.........................

....... gr bột rán tôm

.........................

....... chai dầu ăn

..........................

  Tổng cộng

.........................

6. Nghe băng. Nghe lại đối thoại ở bài 5 và điền từ vào chỗ trống:


Người bán:


 - ................ mua gì ạ?


Người mua:


- Chị ơi, ................ tiền ạ?


Người bán:


- Chị hỏi ...............? Mavela ................ Vĩnh An?


Người mua:


- Loại Mavela ấy, ............... hơn.


Người bán:


- Loại ........, còn loại ...............


Người mua:


- ................ thế nhỉ. Thế ................ này?

Người bán:


 - Một hộp này ..............., giá ............... chị ạ. Một hộp chị dùng ................


Người mua:


- Chị cho tôi .............. với .............. Cho tôi ..............


Người bán:


- Đây chị ạ, coca ................


Người mua:


 - Được rồi, thế ........? .................... loại Vifon, .........Milikét ấy.


Người bán:


 - À, loại ......... này ngon lắm, ............. chị ạ. Chị ..............?

Người mua:


- Cho........, à thôi ................. Thêm ............... kem bơ nữa, loại ................ Loại này ................ phải không?


Người bán:


- ...... thôi chị ạ. Chị.................?


Người mua:


- Cho ................................ đi nhé.


Người bán:


- Vâng...... 5.500.............. của chị hết ...............


Người mua:


 - Ấy,......... Thế thì................ rồi. Bớt .............. với......... đi ............. còn .............., đúng không?

Người bán:


 - Đúng ra là ................ đấy, nhưng thôi. Em cho cả vào túi này nhé?

7. Hãy kể lại các mặt hàng mà bạn mua trong một lần đi chợ. Tính xem bạn phải tiêu hết bao nhiêu tiền.

8. Kể về một lần bạn bị ốm.

Bài đọc thêm

Nhịn ăn - một căn bệnh kỳ lạ của phụ nữ

Béo phì đang là một cơn ác mộng đối với nhiều phụ nữ. Họ  tìm mọi cách để giảm cân, từ uống dấm, ăn ít đến hoàn toàn nhịn ăn. Họ làm tất cả chỉ mong có được một thân hình thon thả. Nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy. Ở bệnh viện tâm thần số 14 Mát-xcơ-va có một chuyên khoa đặc biệt chuyên chữa trị cho các cô gái mắc một căn bệnh kỳ lạ. Đó là bệnh sợ ăn, hậu quả của một thời gian dài nhịn ăn để giảm cân.

Các cô gái béo thường rất đau khổ vì thân hình của mình nên quyết định tìm mọi cách để giảm cân. Cô chọn phương pháp đơn giản mà nhanh đạt kết quả nhất là nhịn ăn. Cô tìm mọi cách để trốn tránh bữa ăn và nếu không được thì ăn rất uể oải, sau đó vào toa-lét để nôn ra tất cả. Không những thế cô còn dùng thuốc để rửa ruột và dạ dày cô lúc nào cũng trống. Cứ thế trọng lượng của cô giảm mạnh.

Sau một thời gian dài sức khỏe của các cô gái nhịn ăn trở nên tồi tệ. Để giữ thăng bằng họ bắt đầu hút thuốc rất nhiều (khoảng 2 bao 1 ngày), uống cà phê không đường và uống rượu. Cơ thể béo tốt của họ hoàn toàn biến mất, thay vào đó là một thân hình gầy yếu nặng khoảng 25 - 30 kg. Và cuối cùng họ phải vào bệnh viện tâm thần số 14 điều trị.

Tất cả các cô gái vào đây đều còn rất trẻ, nhiều người là sinh viên của những trường đại học danh tiếng. Họ cùng có chung một bệnh là bệnh sợ ăn. Thức ăn đối với họ là một thứ tra tấn. Trong bữa ăn, các cô y tá luôn phải dỗ dành họ nhưng họ vẫn ăn một cách nhỏ nhẹ. Rõ ràng là họ không cảm nhận được mùi vị của thức ăn. Nhân lúc cô bạn ngồi bên cạnh không chú ý, một cô gái vội bỏ thịt sang đĩa của bạn. Súp được mọi người “nhỡ tay” làm đổ đầy bàn. Thức ăn được giấu đi vào mọi nơi có thể như túi áo, túi quần và cả giầy nữa. Trong đầu các cô gái tội nghiệp này hình như lúc nào cũng có sự tính toán: “lượng calo của mỗi loại thức ăn là bao nhiêu và làm thế nào để tống thức ăn ra khỏi dạ dày?”.

Với nhiều phương pháp chữa trị và thái độ tận tâm với công việc, các bác sĩ ở bệnh viện 14 đã chữa khỏi cho 2/3 số cô gái đến đây. Hầu hết các cô gái này khi xuất viện trọng lượng cơ thể đều đã tăng 10 kg so với khi mới nhập viện. Còn 1/3 số bệnh nhân không còn khả năng chữa trị.

Thế mới biết, để có được một thân thể thon thả đâu có dễ. Sử dụng phương pháp ăn kiêng cùng với rèn luyện thể thao có lẽ là cách làm hợp lý nhất. Nếu không, với phương pháp như của các cô gái nói trên thì tác hại thật khó lường.

VII. Từ ngữ thông tục và thành ngữ

1. Bận bù đầu

Cụm từ này có ý nghĩa là rất bận (không có thì giờ chải đầu nữa, nên bù đầu).

Ví dụ: - Gần đây công ty có nhiều việc quá, tôi bận bù đầu.

2. Bé xé ra to

Ý nghĩa của thành ngữ này là cố tình làm cho một việc nhỏ thành việc lớn.

Ví dụ: - Cô ấy chỉ bị sốt một ngày mà đi đâu cũng kể. Thật là bé xé ra to.

3. Lang băm

Nói về những người không có chuyên môn y học nhưng vẫn chữa bệnh.

Ví dụ: - Đừng đến ông ấy khám bệnh, lang băm đấy.

4. Tưởng bở

Tưởng nhầm cái gì đó tốt đẹp là của mình, có lợi cho mình.

Ví dụ: - Tuy đây là cửa hàng bán hạ giá, nhưng cậu không đủ tiền để mua cái áo ấy đâu. Đừng tưởng bở. Thôi, ta đi thôi.

 


Attachment files:

Các tin liên quan:
Tạo bởi admin
Cập nhật 09-07-2008
Tạp chí Quê Hương trên Internet
Kênh thông tin của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
Tổng biên tập Hoàng Bình
Toà soạn: Số 7B Ngõ Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tel: (84-4) 9.33.39.23, 9.33.39.24
Fax: (84-4) 8.25.92.11 - E-mail: info@quehuong.org.vn - quehuong@hn.vnn.vn
Giấy phép 399/GP-BVHTT ngày 26/12/2000 của Bộ Văn hoá - Thông Tin