Bài 14. Triển lãm
NGƯỜI BÁN: |
- Xin chào ông. Mời ông vào xem gian hàng của chúng tôi. |
KHÁCH HÀNG: |
- Cảm ơn. Ở đây các ông chỉ có xà phòng thôi à ? |
NGƯỜI BÁN: |
- Dạ không. Chúng tôi còn nhiều mặt hàng khác nữa chứ. Mời ông xem thử loại nước gội đầu này. |
KHÁCH HÀNG: |
- Thơm quá nhỉ. |
NGƯỜI BÁN: |
- Dạ, loại dầu gội đầu hương bưởi này đang bán rất chạy trên thị trường. Đắt như tôm tươi. Giá rất rẻ. Hàng ngoại ấy à, cũng loại như thế này, kích cỡ thế này, đắt gấp năm lần là ít. |
KHÁCH HÀNG: |
- Dù đắt thì cũng là hàng ngoại ông ạ. Tâm lý ai cũng thích hàng ngoại. |
NGƯỜI BÁN: |
- Vâng, hàng ngoại thì mẫu mã đẹp. Có điều là chất lượng thì chưa biết thế nào. Công nghệ nước ngoài tiên tiến hơn, lại bị đóng thuế, nên giá thành đắt hơn. Còn hàng của chúng tôi rẻ vì nguyên liệu có sẵn trong nước. |
KHÁCH HÀNG: |
- Ông có đảm bảo rằng 100% nguyên liệu trong nước không ? |
NGƯỜI BÁN: |
- Tôi đã trải qua nhiều năm kinh doanh nên biết rằng đối với nghề này, uy tín là hàng đầu. Cho nên ông có thể tin tôi. Chúng tôi đã vượt qua nhiều khó khăn để chế ra những sản phẩm này. Sản phẩm của chúng tôi thứ nào cũng có mùi hương thiên nhiên như cam, bưởi, sả, chanh... Thời gian trôi qua người ta ngày càng muốn quay trở lại thiên nhiên mà. |
|
|
NGƯỜI BÁN: |
|
KHÁCH HÀNG: |
- Lẽ ra các ông nên sắp xếp các mặt hàng cho hấp dẫn hơn. Bày như gian bên kia kìa. Ai chẳng thích? |
NGƯỜI BÁN: |
- Vâng. Ông là chuyên gia kinh tế ? |
KHÁCH HÀNG: |
- Ông đoán đúng đấy. Tôi là đại diện của một tập đoàn khách sạn trong thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đã từng tham quan nhiều hội chợ triển lãm để tìm những sản phẩm tiêu dùng hoàn toàn nội địa. Có lẽ tôi sẽ lấy một ít sản phẩm của các ông để dùng thử xem sao. |
NGƯỜI BÁN: |
- Ồ, đúng là tôi không nhầm. Xin ông đợi tôi vài giây. Tôi sẽ liên lạc ngay với ông giám đốc. |
Bảng từ |
|
|
|
II. Chú thích ngữ pháp:
1. Các cách nói khẳng định
Dưới đây là một số cách nói khẳng định thường dùng trong hội thoại.
a.
chẳng + động từ + là gì tính từ |
Kết cấu khẳng định chắc chắn một sự việc hoặc một hành động đã hoặc đang xảy ra và có ý phủ định lại ý kiến của người đối thoại.
Ví dụ: A - Trời chưa mưa đâu.
B - Trời chẳng đang mưa là gì.
= Chắc chắn trời đang mưa.
|
|
Ai |
+ |
chẳng |
+ |
động từ |
Đây là kết cấu nghi vấn khẳng định, có nghĩa tương đương với "Ai cũng ...", "Mọi người đều ...", "Đâu cũng ..." v.v...
Ví dụ: - Trời mưa to quá, ai chẳng ướt.
= Trời mưa to quá, tất cả mọi người đều ướt.
= Trời mưa to quá, ai cũng ướt.
c.
Câu + chứ |
Đây là từ dùng ở cuối câu để khẳng định ý kiến của mình.
Ví dụ: A - Uống bia mát hơn uống nước.
B - Uống nước mát hơn chứ.
2.
Câu |
+ |
là |
+ |
tính từ |
Kết cấu dùng để biểu thị sự đánh giá chủ quan của người nói đối với một sự việc nào đó.
Ví dụ: - Cái áo này chị mua 100.000 đồng là đắt.
- Tôi nghĩ cô ấy chỉ 25 tuổi là cùng.
3. Trôi qua, trải qua, vượt qua
a. Trôi qua
Từ chỉ thời gian + trôi qua |
Ví dụ: - Nhiều năm trôi qua
b. Trải qua
Trải qua + từ chỉ thời gian (kinh nghiệm) |
Ở kết cấu này, từ chỉ thời gian thường là thời gian dài.
Ví dụ: |
- Trải qua nhiều năm kiếm sống vất vả, anh ấy trở nên chín chắn và điềm đạm. |
|
|
c. Vượt qua (Ngoại động từ)
Vượt qua |
+ |
khó khăn |
|
Ví dụ: |
- Chúng tôi đã vượt qua mọi trở ngại và hoàn thành công việc đúng thời hạn. |
||
4.
Vốn, từng, nguyên |
+ |
động từ |
Nhóm từ dùng để chỉ những hành động, trạng thái đã xảy ra trong quá khứ nhưng bây giờ có thể không tồn tại nữa. Có các cách kết hợp sau:
a.
Vốn là |
|
|
|
|
|
|
|
|
b.
Vốn |
+ |
động từ (chỉ trạng thái: yêu ghét...) |
|
Ví dụ: |
- Tôi vốn rất thích ăn kem. |
|
|
|
|
|
c.
Từng + động từ |
Ví dụ: - Tôi đã từng học ở trường này.
III. Bài luyện
1. Hãy ghép một vế câu ở A với một vế câu ở B để tạo thành một câu hoàn chỉnh:
A |
B |
1. Ớt nào |
a. mà chẳng quan trọng |
2. Món ăn nào cô ấy nấu |
b. mà ông ấy chẳng biết |
3. Con bé xinh đẹp như thế |
c. thì ai mà chẳng sợ |
4. Lĩnh vực nào |
d. mà chẳng cay |
5. Việc gì |
e. thì ai mà chẳng muốn mua |
6. Ở khách sạn này |
f. mà ông ấy chẳng làm được |
7. Nói đến AIDS |
g. thì chàng trai nào mà chẳng thích làm quen |
8. Trong tiếng Việt, thanh điệu nào |
h. mà chẳng ngon |
9. Nếu hàng hoá đã rẻ lại tốt |
i. phòng nào mà chẳng đắt |
2. Hãy chuyển các câu sau đây sang câu khẳng định, dùng kết cấu “chẳng... là gì”:
Mẫu: - Trời đang mưa.
→ - Trời chẳng đang mưa là gì.
a. Chúng ta đã đi xem phim “Hồn ma” rồi.
b. Anh ấy đã đi nước ngoài rồi.
c. Con trai tôi thích học vẽ.
d. Tôi đã làm xong tất cả các bài tập.
e. Anh ấy đã viết ba lá thư cho cô.
f. Ngoài đường bị ngập.
g. Hôm qua trời nóng 38oC.
h. Bạn gái anh Minh học thể thao.
3. Chuyển đổi các câu sau theo mẫu:
Mẫu: - Ở làng này, người già nào cũng thích đi chùa.
→ - Ở làng này, người già nào mà chẳng thích đi chùa.
a. Món ăn nào cô ấy nấu cũng ngon.
b. Ông ấy rất nổi tiếng. Ai cũng biết ông ấy.
c. Bài thi nào anh ấy cũng làm tốt.
d. Thành phố này ở đâu cũng có cây xanh.
e. Khi mới đến đây, cái gì cũng làm nó ngạc nhiên.
f. Ở thành phố Hồ Chí Minh lúc nào cũng nắng.
4. Hãy hoàn chỉnh các câu sau đây với các cụm từ. ''là ít, là nhiều, là cùng, là may, là thường'':
a. - Chán quá, bài thi vừa rồi tớ chỉ được 5 điểm.
- Thôi đừng buồn nữa, không thi lại ......................... rồi.
b. - Chị đoán xem ông ấy bao nhiêu tuổi ?
- Chỉ 40 .........................
c. - Tại sao họ lại ly dị nhau nhỉ ?
- Ồ thời buổi này, ly dị ......................... Cậu quan tâm làm gì.
d. - Hôm qua
- Ối giời, anh ta ăn thế ......................... đấy.
e. - Cái đồng hồ này đẹp quá nhỉ.
- Ờ, có lẽ chị ấy phải mua với giá 2 triệu .........................
f. - Bác ơi, bác đi ngủ tiếp đi. Sao bác ngủ ít thế ?
- Cháu đừng lo cho bác. Ở tuổi bác, ngủ 4 - 5 tiếng ........... rồi.
g. - Anh đoán xem cái ti vi này giá bao nhiêu ?
- Loại này ấy à, chỉ ba triệu .........................
h. - Bọn trẻ nhà tôi hư quá, suốt ngày đánh nhau.
- Trẻ con đánh nhau ......................... Trẻ con nhà tôi cũng vậy.
5. Dùng các từ ''trôi qua, vượt qua, trải qua '' để hoàn chỉnh các câu sau:
a. ......................... nhiều năm học tập, bây giờ anh ấy đã có bằng tiến sĩ.
b. Thời gian ......................... chậm chạp. Cô ấy vẫn chưa đến.
c. Sở dĩ ông Lâm thành công như vậy là vì ông ấy đã .............. những ngày vất vả trên thương trường.
d. Chúng tôi quyết tâm ......................... khó khăn.
e. Cậu bé vẫn chưa làm được câu hỏi nào trong bài thi mặc dù thời gian đang ....................... rất nhanh.
f. Đây là một thử thách rất lớn mà các sinh viên phải cố gắng .................
6. Hãy dùng từ “chứ” để đặt câu khẳng định trong các đối thoại sau:
Mẫu: - Chị ba mươi tuổi phải không?
- 25 chứ!
a. - Bạn thi trượt à ?
- ....................................
b. Cô Lan xinh hơn cô Liên.
- ............................................
c. 19 + 154 = 163
- Không ..............................
d. Tiếng Việt khó nhỉ!
- ........................................
e. Đi xe máy dễ hơn đi xe đạp.
- ........................................
f. - Bệnh lao không có thuốc chữa.
- ..........................
g. - Kem sô-cô-la ngon hơn kem dâu.
- .................................................................
7. Điền các từ "vốn, từng, nguyên" vào các câu sau cho hợp lý:
a. Ông Lâm, .................. thứ trưởng Bộ ngoại giao, được bầu làm chủ tịch hiệp hội.
b. Thày giáo tôi .................. tham gia chiến tranh.
c. Khi còn nhỏ, tôi .................. thích kẹo nhưng bây giờ không thích nữa.
d. Phòng của anh ấy rất sạch. Điều này không đáng ngạc nhiên vì anh ấy .................. là người chăm chỉ.
e. Tôi .................. không thích người nói nhiều.
f. Chị ấy đã ............ làm thư ký, hồi chị ấy mới tốt nghiệp đại học.
g. Cái đồng hồ này ................. của tôi nhưng tôi tặng anh ấy rồi.
IV. Bài đọc
Quảng cáo
Quảng cáo là một trong những vấn đề thiết yếu trong kinh doanh. Không có doanh nghiệp nào muốn thành công trong kinh doanh mà lại không quảng cáo.
Quảng cáo có mặt ở mọi nơi, từ báo chí đến tivi, từ các cửa hàng buôn bán nơi công cộng cho đến các quán nước. Vì đã trở nên quá bình thường đối với mọi người cho nên ít người biết quảng cáo có mặt ở đâu và lúc nào.
Quảng cáo xuất hiện lần đầu tiên ở một tờ báo tiếng Anh năm 1622. Sau đó, nhiều tờ báo khác cũng bắt chước và dành nhiều chỗ cho quảng cáo. Tuy nhiên, quảng cáo trên báo ít được quan tâm hơn trên tivi vì người ta xem hay không là tùy thích. Còn việc quảng cáo trên tivi đôi lúc làm ngắt đoạn các chương trình truyền hình, làm cho người xem bực mình và tất nhiên chi phí đắt hơn trên báo. Nhưng quảng cáo trên báo cũng có ưu điểm là nó đem lại thông tin kịp thời, thậm chí đến tận những vùng xa xôi, hẻo lánh và có thể lưu trữ được dễ dàng.
Có rất nhiều loại quảng cáo để thu hút sự chú ý của mọi người. Tuy nhiên, loại quảng cáo có khuyến mại thường hấp dẫn nhất vì nó phù hợp với tâm lý người tiêu dùng. Với đa số họ, sản phẩm có khuyến mại thì mua, không thì thôi. Để làm cho sản phẩm luôn chiếm vị trí hàng đầu trong các khách hàng, các công ty còn dùng một loại quảng cáo đặc biệt gọi là quảng cáo gợi nhớ. Dưới chân trang in màu của tờ báo luôn luôn ghi tên công ty đang cần quảng cáo...
Ngoài dịch vụ quảng cáo, một số hình thức khác cũng rất được ưa chuộng như mời dùng hàng mẫu miễn phí, phiếu giảm giá, kiểu bán một tặng một v.v...
Các công ty cũng cân nhắc rất nhiều trong việc lựa chọn mẫu quảng cáo, đặt in quảng cáo trên những tờ báo nào. Họ phải chú ý xem khách hàng hay đọc loại báo nào, loại nào có số lượng phát hành cao và chi phí thế nào.
Trong những năm gần đây, quảng cáo trên thị trường thế giới đạt tới mức rầm rộ. Việc quảng cáo làm cho nhiều công ty, xí nghiệp phất rất nhanh nhưng cũng làm cho một số công ty, xí nghiệp khác phá sản. Có 5 tiêu chuẩn để việc quảng cáo đạt kết quả cao nhất.
1) Quảng cáo nhiều cách khác nhau sẽ đạt những kết quả khác nhau. Nếu quảng cáo bằng ti vi, đài mang lại nhiều khách hàng mới thì quảng cáo bằng tranh ảnh, thư, sách báo cũng mang lại một cách lẻ tẻ.
2) Một đồng tiền quảng cáo sẽ đem lại nhiều đồng lãi nên đừng ngại chi phí cho quảng cáo. Chi phí quảng cáo phải chiếm 1/2 lợi nhuận.
3) Việc quảng cáo tương tự như một cái máy bơm nước. Lúc khởi đầu, nước trào ra mạnh mẽ nhưng sau đó máy bơm chậm lại. Khi quảng cáo, phải khó nhọc thời gian đầu cho công việc trôi chảy, sau đó có thể giảm tốc độ.
4) Quảng cáo ở những nơi người ta thường xuyên nhìn thấy như túi xách, quà lưu niệm, bản đồ hướng dẫn... là quảng cáo thành đạt nhất và có tính chất lâu bền nhất.
5) Đôi khi, sự im lặng cũng cần thiết cho việc quảng cáo. Nếu bạn không thành công bước đầu thì hãy mở đại lý để có thể đến với người tiêu dùng ở mọi nơi.
Bảng từ |
|
|
rầm rộ |
V. Bài tập
1. Dựa vào bài đọc, hãy chọn câu trả lời đúng cho các câu dưới đây:
a. Quảng cáo xuất hiện lần đầu tiên ở một tờ báo .......................
A. Tiếng Pháp |
C. Tiếng Nhật |
b. Quảng cáo trên báo thường ít được quan tâm hơn trên tivi vì:
A. Ở báo, hình ảnh quảng cáo ít sống động.
B. Người ta xem tivi nhiều hơn xem báo.
C. Nhiều tờ báo không có quảng cáo.
D. Sản phẩm quảng cáo trên tivi đặc sắc hơn.
c. Hấp dẫn nhất thường là loại quảng cáo:
A. Giữa chương trình phim truyện
B. Ở trên đường
C. Có cỡ to hết trang báo
D. Có khuyến mại
d. Quảng cáo thành đạt nhất và lâu bền nhất là:
A. Quảng cáo trên tivi.
B. Quảng cáo ở những nơi người ta thường xuyên nhìn thấy.
C. Quảng cáo ở những tờ báo có số lượng phát hành lớn.
D. Quảng cáo bằng thư.
2. Trả lời những câu hỏi sau:
a. Tại sao ít người biết quảng cáo có mặt ở đâu và khi nào ?
b. Quảng cáo trên báo có ưu điểm gì ?
c. Ngoài dịch vụ quảng cáo, trong kinh doanh người ta còn dùng những hình thức nào để thu hút sự chú ý của khách hàng ?
d. Khi lựa chọn quảng cáo, các công ty phải cân nhắc đến những yếu tố nào ?
e. Ảnh hưởng của quảng cáo đến việc kinh doanh của các công ty như thế nào?
f. Năm tiêu chuẩn để quảng cáo đạt kết quả là gì ?
3. Dựa vào các thông tin trong bài đọc, hãy hoàn thành các câu sau:
a. Nhiều tờ báo bắt chước và bắt đầu dành nhiều chỗ cho quảng cáo sau khi .......................
b. Người xem ti vi đôi lúc bực mình vì .......................
c. Các công ty dùng loại quảng cáo gợi nhớ để .......................
d. Khi quảng cáo trên báo thì phải chú ý .......................
e. Việc quảng cáo lúc đầu giống như một cái máy bơm nước ................
4. Nghe băng và trả lời câu hỏi:
Trả lời câu hỏi:
a. Cuộc nói chuyện này diễn ra giữa những người nào ?
b. Hai điểm mới trong hội chợ là gì ?
c. Số lượng các gian hàng của Iran là bao nhiêu?
d. Khó khăn của những người tổ chức triển lãm là gì ?
e. Tại sao một số nước đã đăng ký tham gia hội chợ, sau đó lại huỷ bỏ ?
5. Dựa vào bài nghe, cho biết những câu dưới đây đúng hay sai:
a. Ông Trần Nguyên Đán là trưởng ban tổ chức hội chợ Expo' 97.
b. Hội chợ này là hội chợ lần thứ 7.
c. Cộng hòa Hồi giáo Iran đăng ký triển lãm 20 gian hàng.
d. Cuối tháng 4 sẽ có một triển lãm chuyên đề về tin học.
e. Các sản phẩm tốt sẽ được trao huy chương vàng.
6. Nghe lại và điền những từ còn thiếu vào chỗ trống:
(1) ................ ông Trần Nguyên Đán, (2) ...................... chức hội chợ Expo' 97.
PV: |
- Thưa ông, (3) ........................có gì mới (4)................. những lần trước ? |
Ô.TNĐ: |
|
PV: |
|
Ô.TNĐ: |
|
7. Hãy kể về một vài kiểu quảng cáo trên tivi.
VI. Bài đọc thêm
Những bí quyết dành cho bạn gái
mới vào làm việc ở cơ quan
Điều chỉnh thái độ trong một môi trường làm việc mới luôn là nhiệm vụ khó khăn. Mỗi cơ quan có một môi trường làm việc khác nhau và bạn cần biết cách thích nghi với nó để không ảnh hưởng đến công việc chung và gây ấn tượng về mình. Sau đây là 6 bí quyết khi vào làm việc tại một cơ quan mới.
1. Thân thiện nhưng không quá mức
Đừng chờ các đồng nghiệp đến thăm hỏi, chúc mừng. Bạn nên chủ động tự giới thiệu với họ càng sớm càng tốt. Chỉ cần giới thiệu ngắn tên, tuổi, chức danh là đủ. Nhưng nếu một đồng nghiệp nào đó muốn làm quen hoặc tìm hiểu sâu hơn thì cũng đừng từ chối. Trong bữa ăn trưa, bạn cũng không nên ngồi riêng một mình mà nên hòa đồng với người khác. Tất nhiên, khi muốn ngồi chung với ai thì bạn phải lịch sự xin phép trước.
2. Đừng chờ đợi không khí ở cơ quan mới sẽ giống cơ quan cũ.
Bạn đừng ''hoang mang'' khi thấy mất ''không khí gia đình'' khi làm việc tại một cơ quan mới. Hãy cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình và không khí sẽ đến sau. Trong thực tế, khi sang một môi trường công tác lớn hơn bạn sẽ bị sốc. Lúc đó, cần phải học hỏi nhiều để lấy lại sự tự tin.
3. Nghe nhiều hơn nói
Muốn thích nghi với môi trường làm việc mới và trở thành một phần của nó thì cần phải có thời gian. Nhiều lúc bạn phải quan sát, theo dõi điều tra... như một tên gián điệp. Có một thói xấu mà nhiều người mắc phải là thích chứng tỏ mình là người hiểu biết. Bạn nên bỏ gấp căn bệnh này nếu bạn muốn thành đạt trong công việc.
4. Nhận biết kẻ làm hại cho cơ quan
Trước khi kết thân với ai thì bạn cần hiểu rõ về người đó. Họ thuộc nhóm làm lợi hay hại cho cơ quan. Cách tốt nhất là trong các cuộc họp bạn nên chú ý đến những người mà ý kiến của họ được nhiều người chú ý. Có những người phát biểu nhưng không ai nghe cả. Chính thái độ của khán giả tiết lộ với bạn bản chất của người nói.
5. Hãy yêu công việc đang làm
Chấp nhận mọi thử thách ông chủ hoặc người phụ trách trực tiếp giao là cách tiến thân nhanh nhất. Phàn nàn, thoái thác khi có thể đảm đương là cách nhanh nhất để bị đuổi việc. Cái gì không biết thì hãy mạnh dạn học hỏi. Những đồng nghiệp sẽ chỉ bảo cho bạn. Thậm chí, bạn còn làm cho họ tin tưởng về khả năng vượt khó của mình.
6. Đừng quên tham gia những hoạt động do công ty tài trợ
Chơi trong đội bóng bàn, tham gia những cuộc hội thảo nhỏ là cơ hội kết giao với các đồng nghiệp và tạo cho người khác ấn tượng là bạn coi cơ quan như nhà mình. Ngoài ra, nếu tham gia các hoạt động trên bạn còn có thể tiếp xúc với nhiều loại người ở nhiều cương vị khác nhau. Bạn sẽ có điều kiện hiểu biết thêm về công ty hay cơ quan bạn đang làm. Điều này chỉ có lợi chứ không hề có hại.
VII. Từ ngữ thông tục và thành ngữ
1. Đắt như tôm tươi
Tôm tươi là thực phẩm ngon và hiếm, nên luôn có rất nhiều người mua. Vì thế đắt như tôm tươi nghĩa là rất đắt hàng.
Ví dụ: - Kiểu giày này đang là mốt nên bán đắt như tôm tươi.
2. Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào
(mỉu cũng có nghĩa là mèo)
Ý nói: Chưa biết ai thắng ai.
Ví dụ: - Tuy Nam to khỏe hơn Vinh, nhưng nếu hai người đánh nhau thì chưa biết mèo nào cắn mỉu nào.
3. Giá cắt cổ
Ý nói: Giá quá cao, không thể chấp nhận được.
Ví dụ: - Cả chợ chỉ có một hàng táo nên người bán táo nói giá cắt cổ.
4. Giá mềm
Ý nói: Giá phải chăng, chấp nhận được.
Ví dụ: - Cái áo này giá 200.000 đồng, nhưng vì chị là khách quen, chúng tôi chỉ lấy 160.000 đồng thôi, giá thế là mềm lắm rồi.
Attachment files:
- BAI 14A.RA - Size 613.0 kB
- BAI 14B.RA - Size 361.6 kB
Related news:
- Những dự án được FOVC hỗ trợ trong năm 2005 (22-01-2009)
- Bài 1: Báo chí (09-07-2008)
- Bài 2. Đi tham quan (09-07-2008)
- Bài 3. Chuyện của người già (09-07-2008)
- Bài 4: Hồ Gươm (09-07-2008)
- Bài 5. Nấu nướng (09-07-2008)
- Bài 6: Phụ nữ (09-07-2008)
- Bài 7. Giáo dục (09-07-2008)
- Bài 8: Kinh tế (09-07-2008)
- Bài 9. Khoa học (09-07-2008)
Last modified 09-07-2008