Công cụ làm việc cá nhân
Trang chủ | Liên hệ | Fonts | Sitemap | Tìm kiếm
Thứ hai, 23/12/2024 10:58

Bài 5.Tình cảm, bạn bè


 

I. Các tình huống hội thoại sound.gif

 

1. Helen gọi điện thoại cho Hà

Helen: A lô! Thông tấn xã Việt
Nam phải không ạ?

Tiếng máy: Vâng, Thông tấn xã Việt
Nam đây.

Helen: Em là Helen. Chị làm ơn cho em gặp Hà ở Vǎn phòng.

Tiếng máy: Chị muốn gặp Thu Hà hay Phương Hà?

Helen: Em muốn gặp Thu Hà.

Tiếng máy: Chị chờ nhé...

(3 phút sau)

Tiếng máy: Alô! Thu Hà hôm nay không đến cơ quan.

Helen: ồ! Thế à! Chị có biết hôm nào Hà đi làm không ạ?

Tiếng máy: Tôi không rõ. Chị có nhắn gì không?

Helen: Không ạ. Mai em gọi lại. Cám ơn chị.

2. Harry bị ốm không lên lớp. Jack đi học về.

Jack: Đỡ chưa Harry? Cậu có ǎn gì không? Ǎn phở nhé?

Harry: Cám ơn. Mình không ǎn phở đâu. Mua giúp mình quả chuối thôi.

Jack: Phải cố mà ǎn. Chiều nay không đỡ thì phải đi bệnh viện.

Harry: Chắc không sao đâu.

3. Jack nhận được thư của gia đình. Trong thư, bố Jack báo cho Jack biết mẹ anh không được khoẻ. Jack buồn. Harry hỏi chuyện và an ủi Jack.

Harry: Sao buồn thế Jack? Cậu nhận được thư ai thế?

Jack: Thư của bố mình. Mẹ mình bị ốm đã một tháng nay rồi.

Harry: Bệnh gì vậy? Có nguy hiểm không?

Jack: Bố mình không nói rõ. Chỉ nói là mẹ mình mệt nhiều. Hình như bà bị huyết áp.

Harry: Cậu phải đến Bưu điện Quốc tế, gọi điện thoại hỏi cho rõ mới yên tâm được.

Jack: Mình cũng định thế.

4. Hà đến cơ quan sau 7 ngày nghỉ ốm.

Chị thường trực: Chào cô Hà. Sao lâu không đến cơ quan? Nhiều người hỏi em.

Hà: Chào chị. Em bị ốm chị ạ. Ai hỏi em thế?

Chị thường trực: Thế mà chị không biết, cứ tưởng em bận. Bạn em, cô gì người nước ngoài, gọi 2, 3 lần. Anh
Nam ở Đài Truyền hình Trung ương cũng đến tìm.

Hà: Thế hả chị. Để em gọi điện thoại báo cho họ biết. Cám ơn chị.

Chị thường trực: Này, chưa khoẻ thì phải nghỉ thêm.

Hà: Vâng. Nhưng nằm mãi chán lắm chị ạ. Chắc không sao đâu. Em khoẻ rồi.

Ghi chú ngữ pháp

1. Trạng ngữ chỉ thời gian

Thường do các từ, ngữ chỉ thời gian: hôm qua, hôm nay, ngày mai, chiều mai, sáng nay, nǎm ngoái, nǎm sau, tháng trước..., bây giờ, lát nữa... đảm nhận

Trạng ngữ chỉ thời gian thường đứng ở đầu câu nhưng cũng có thể ở cuối hoặc ở giữa câu.

Ví dụ: Hôm nay Thu Hà không đến cơ quan.

Thu Hà hôm nay không đến cơ quan.

Chiều nay không đỡ thì phải đi bệnh viện.

Helen đến Việt
Nam nǎm ngoái.

- Câu hỏi chung: bao giờ? bao lâu? lúc nào?

Ví dụ: - Bao giờ cô Hà đi làm?

- Tuần sau cô ấy đi làm.

- Bao giờ em đi chợ?

- Ngày mai.

- Lúc nào đi bệnh viện?

- Chiều nay.

Chú ý: bao giờ? lúc nào? đặt ở đầu câu thì trạng ngữ thời gian biểu thị tương lai hoặc hiện tại (có thể trả lời "đang, sẽ") còn đặt ở cuối câu thì biểu thị quá khứ (chỉ có thể trả lời "đã").

- Bao giờ anh đi chợ? Chiều nay.

- Anh đi chợ bao giờ? Chiều hôm qua.

- Anh về nhà lúc nào? Lúc 5 giờ (bây giờ là 6 giờ).

- Lúc nào anh về? Lúc 5 giờ (bây giờ là trước 5 giờ).

2. Bổ ngữ chỉ điểm đến của hành động, thường đặt sau vị ngữ là những Đ chuyển động có hướng: "đi, về, đến, tới, qua, sang, ra, vào, lên, xuống".

Ví dụ: - Thu Hà đến cơ quan.

- Harry đi bệnh viện.

- Jack đến Bưu điện Quốc tế.

Các ví dụ khác:

- Sinh viên lên lớp.

- Nông dân ra đồng.

- Công nhân vào nhà máy.

- Các bà nội trợ đi chợ.

- Các Việt kiều về nước.

- Đoàn đại biểu sẽ sang Việt
Nam.

Câu hỏi chung: đi đâu?

Ví dụ: - Các chị ấy đi đâu? Họ ra ga.

- Chị Helen đi đâu? Chị ấy đi sứ quán.

- Ngày mai anh đi đâu? Ngày mai tôi đi Hải Phòng.

- Các anh đi đâu? Chúng tôi lên gác.

3. Các từ "nào, gì?" đặt sau danh từ "D+nào?" hỏi cụ thể - "nào, gì?"

Ví dụ:

- Hôm nào Hà đi làm?

- Cái này là cái gì? Cái này là cái bút.

- Mẹ của Jack bị bệnh gì? Không rõ.


III. Bài đọc sound.gif
sound.gif

1. Chị Marie Kim là người Pháp gốc Việt. Bố mẹ chị sang Pháp đầu những nǎm 50 và sinh chị tại Pháp. Kim lớn lên đi học ở trường Pháp. ở nhà bố mẹ chị dạy chị tiếng Việt vì thế chị có thể nói một ít tiếng Việt. Hiện nay chị đang cố gắng học tiếng Việt nhiều hơn. Nǎm ngoái, chị và mẹ về thǎm đất nước. Tuy lần đầu tiên về thǎm họ hàng và thǎm Huế nhưng chị cảm thấy rất yêu mến con người và cảnh sắc quê hương. Mẹ đưa chị đi chợ Đông Ba, thǎm nơi ngày xưa mẹ chị buôn bán. Hai mẹ con còn đi thǎm nhiều nơi, xuống cửa Thuận, lên Tuần, thǎm chùa Thiên Mụ, thǎm Đại Nội, đàn Nam Giao và các lǎng tẩm. Chị biết thêm được một ít tiếng Việt nhưng nói chưa được. Chị định sang nǎm lại về Việt Nam và ở lại khoảng 6 tháng để học tiếng Việt.

2. Cháy

Người bố phải vè quê, dặn con:

- ở nhà có ai hỏi bố thì bảo bố đi về quê - Nhưng sợ con quên, người bố viết vào một tờ giấy đưa cho con và nói: Khi nào có người hỏi thì đưa cái giấy này ra nhé.

Cả ngày không có ai hỏi. Tối, con lấy tờ giấy ra đọc bên cạnh ngọn đèn. Không may tờ giấy bị cháy.

Hôm sau, có người đến hỏi:

- Bố cháu có ở nhà không?

Đứa bé trả lời:

- Mất rồi!

Người khách rất ngạc nhiên, hỏi:

- Mất bao giờ?

Nó đáp:

- Tối hôm qua.

- Vì sao mất?

- Cháy.

 


Attachment files:
Tạo bởi admin
Cập nhật 15-07-2008
Tạp chí Quê Hương trên Internet
Kênh thông tin của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
Tổng biên tập Hoàng Bình
Toà soạn: Số 7B Ngõ Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tel: (84-4) 9.33.39.23, 9.33.39.24
Fax: (84-4) 8.25.92.11 - E-mail: info@quehuong.org.vn - quehuong@hn.vnn.vn
Giấy phép 399/GP-BVHTT ngày 26/12/2000 của Bộ Văn hoá - Thông Tin