Nhật ký Thùy Trâm và trường hợp của thượng sĩ Hiếu
Cuốn hồi ký của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm - hy sinh ở chiến trường Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi do Frederic Whitehurst giữ gìn sau 30 năm cuộc chiến Việt
Suốt cuộc chiến tranh đó ở Việt
Từ cuốn nhật ký của Thùy Trâm, tôi muốn nhắc tới một nhân vật khác ở phía đối phương: thượng sĩ thông dịch viên tiếng Anh Nguyễn Trung Hiếu, thông dịch cho đơn vị tình báo quân sự số 635 của quân đội Mỹ. Tôi nghĩ rằng Hiếu đã cản Fred không cho đốt cuốn nhật ký của Thùy Trâm với lý do là: "Trong cuốn nhật ký đó đã có nhiều lửa rồi, không phải dùng lửa để đốt". Tôi hiểu khi đọc cuốn nhật ký của nữ bác sĩ "Việt cộng" Thùy Trâm, Hiếu đã dậy lên trong lòng một sự cảm phục, kính trọng đối với cô gái đó, đối với những người trong trạm xá huyện Đức Phổ, đối với những du kích và cán bộ chiến đấu chống lại quân đội Mỹ mà anh là một người Việt Nam phục vụ trong quân đội ấy. Cái chính nghĩa, tinh thần dân tộc và lẽ sống dân tộc, lúc đó đã bừng lên và thôi thúc trong tâm hồn người thượng sĩ phiên dịch có tên là Hiếu, nên anh đã góp phần lưu giữ cuốn nhật ký cho đến ngày hôm nay để chúng ta cùng đọc những dòng chân thật của một người con gái Hà Nội, chiến đấu ở Đức Phổ, có tên là Thùy Trâm.
Tôi nghĩ có thể Hiếu đã chết ở một nơi nào trên chiến trường hoặc có thể Hiếu đã ra nước ngoài. Nhưng ta rất biết ơn những người như Hiếu. Anh buộc phải tham gia, đứng về phía đối phương trong cuộc chiến tranh, nhưng tinh thần yêu nước và tấm lòng dành sự cảm phục cho những người yêu nước như Trâm là cái phần "hồn dân tộc" mạnh mẽ nhất trong mỗi con người Việt Nam.
Nêu ra những con người như vậy, để chúng ta thấy rằng trên con đường đi đến sự giàu mạnh, văn minh dân chủ và hạnh phúc cho đất nước, cho nhân dân ngày hôm nay, có biết bao người như Hiếu dù họ thuộc bất cứ thành phần và giai cấp nào ở khắp mọi nơi trên đất nước và cả những người xa xứ đang ở khắp Bắc Mỹ và các châu lục đang muốn tìm về cội nguồn dân tộc, để cùng góp sức, góp tài với cả khát vọng và tấm lòng của con dân Việt để cùng đưa đất nước đến bến bờ của vinh quang và thịnh vượng.
Nguyễn Công Khế
(Thanh niên)
Các tin liên quan:
- Cuốn sách về bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm- Nhìn từ phía bên kia chiến tuyến (13-04-2007)
- Khánh thành bệnh xá Đặng Thùy Trâm (20-12-2006)
- Truy tặng danh hiệu Anh hùng cho bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm (23-02-2006)
- Những rung chuyển từ "cách sống Thùy Trâm" (30-08-2005)
- Câu chuyện về những tấm lòng (30-08-2005)
- Nhật ký Đặng Thùy Trâm mang tính nhân văn sâu sắc (30-08-2005)
- Chuyện về cuốn nhật ký sau 35 năm lưu lạc của liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm (30-08-2005)
Cập nhật 30-08-2005