Trang chủ     Đăng ký nhận tin    Ý kiến bạn đọc   Liên kết website English 
Thứ sáu, ngày 27 tháng 12 năm 2024 Tìm kiếm
 Tìm kiếm nâng cao

Báo cáo của tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã dựa trên những thông tin hoàn toàn bịa đặt


NGƯỜI PHÁT NGÔN BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM LÊ DŨNG

TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA PHÓNG VIÊN NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2006

 

Câu hỏi : Đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về báo cáo mới đây của tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) nói rằng Việt Nam ngược đãi người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng nói:

Trả lời :

Báo cáo của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã dựa trên những thông tin hoàn toàn bịa đặt, vu cáo Việt Nam với dụng ý xấu, nhằm bôi nhọ chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Cũng như đồng bào các dân tộc thiểu số khác, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên được Nhà nước hết sức quan tâm, tạo mọi điều kiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, thực hiện các chính sách để nâng cao đời sống mọi mặt của người dân. Ở Việt Nam không có vấn đề đàn áp người dân tộc thiểu số, đàn áp tôn giáo, không có ai bị giam giữ vì lý do tôn giáo.

Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của mọi công dân. Việc ban hành và đưa vào thực hiện những văn bản pháp quy mới đây về tôn giáo đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chức sắc, tín đồ tôn giáo, trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, thực hành đức tin của mình phù hợp với pháp luật.

Liên quan đến những người dân tộc thiểu số vượt biên trái phép sang Căm-pu-chia khi trở về quê hương, chính sách nhất quán của Việt Nam đã được nhiều lần nói rõ, là không trừng phạt người trở về vì những lý do liên quan đến việc ra đi của họ. Họ không bị truy tố, trừng phạt hoặc phân biệt đối xử về những hành vi trong quá khứ, hơn thế nữa còn được chính quyền địa phương tạo điều kiện để ổn định cuộc sống. Việt Nam đã và đang hợp tác với Căm-pu-chia và UNHCR để thực hiện những thoả thuận đã đạt được tại Biên bản Ghi nhớ (MOU) về việc giải quyết các vấn đề liên quan đến người dân tộc thiểu số Tây Nguyên ở Căm-pu-chia (ngày 25/1/2005). Và điều này đã được thể hiện rõ trên thực tế.Việt Nam đã tổ chức cho nhiều đoàn của Cao uỷ Liên hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR), các Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán và nhiều tổ chức quốc tế, lên thăm và làm việc tại các tỉnh Tây Nguyên để tận mắt chứng kiến những nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc phát triển kinh tế-xã hội ở Tây Nguyên nói chung và đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.

Đáng lưu ý, trong số các chuyến đi nêu trên, theo yêu cầu của UNHCR, cũng như Đại sứ quán một số nước tại Hà Nội, Việt Nam đã nhiều lần thu xếp cho UNHCR thăm và kiểm chứng các trường hợp hồi hương bị cho là "bị trừng phạt, tra tấn, bỏ tù và phân biệt đối xử" khi trở về địa phương. Qua các chuyến thăm, UNHCR, đại diện Đại sứ quán các nước trên đã trực tiếp "mắt thấy, tai nghe" những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương đối với đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung và người trở về nói riêng; khẳng định Việt Nam đã thực hiện đúng cam kết tại MOU, đặc biệt là không có trường hợp nào bị trừng phạt, tra tấn, bỏ tù và phân biệt đối xử./.

 
Quay lại Đầu trang In trang Gửi mail

Các tin liên quan:

Bản quyền của Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao
© Copyright by Press and Information Department - Vietnam Ministry of Foreign Affairs
Email: Banbientap@mofa.gov.vn 
Hiển thị tốt nhất với Internet Explorer. Best viewed with Internet Explorer